THÁI BÌNH MINH TRIẾT I

Kim-Ðịnh

<<

>>

 

CHƯƠNG II: NGUYÊN LÝ MẸ


7.

Nói đến nguyên lý Mẹ là nói đến đợt sâu xa nhất của văn hóa quen được mệnh danh là triết lý siêu hình. Triết Việt đã tóm siêu hình vào ba loại chân lý nền tảng hơn hết rồi chỉ thị bằng các số 2, 3, 5.

  • Số 2 chỉ sự Thái Hòa giữa Hữu với Vô, giữa động với tĩnh, giữa nhất với đa, giữa tình với lý, giữa Mẹ với Cha... nghĩa là giữa những trái ngược như nước với lửa thế mà Hoà hợp được nên gọi là Thái Hòa.
     
  • Số 3 Nhân Chủ đưa con ngưười lên đến chỗ cùng cực có thể đó là tự do, tự lực, tự cường cho tới mức vũ trụ: ngang cùng Trời, Ðất.
     
  • Số 5 Tâm Linh lấy chính tâm mình làm nơi tối cao hầu qui hứơng về để tìm điểm móc nối với toàn thể vũ trụ. Như vậy là không thể ước mong đạt gì hơn được nữa. Không thể tiến xa thêm. Tóm lại với những chân lý chỉ thị bằng các số 2,3,5 đã là đi đến cùng cực. Vậy mà ta sẽ thấy Mẹ đã xuất hiện trong cả ba số đó mà còn ở thế thượng phong, thì ta biết có đủ chứng để quả quyết rằng: triết Việt có đầy đủ Nguyên lý Mẹ. Ta sẽ lần lượt chứng minh như sau.

8.

Trước hết là số 2 với biểu hiệu (thái cực viên đồ) thì Âm xuất hiện bên trái và ở trên, tức là âm trước dương, vợ trước chồng, Mẹ trước cha. Kém một bực là thứ tự dương âm: đặt dương trứớc âm, càn trước khôn, phu trên phụ thì lièu minh mất Mẹ. Còn khi đi vào duy nào dù duy âm hay duy dương đều mất nguyên lý Mẹ. Việt đã giữ được thứ tự âm dương hơn Tàu khi nói vợ chồng, nhà nước, vài ba, chẵn lẻ... tức đặt âm trước dương, khôn trước càn. Tàu nói Càn Khôn, phu phụ, quốc gia, tham lưỡng, cơ ngẫu... tức đặt dương trước âm, tuy cũng còn giữ được nguyên lý Mẹ, nhưng đã kém đi nhiều, nên quen gọi là Hán nho, tức là nho đã bị bẻ quặt. Tuy nhiên còn khá hơn những nền văn hóa không còn số 2, đã trở nên cố định một chiều duy âm hay duy dương như sẽ thấy sau. Khi ta nói vợ chồng, vài ba, nhà nước, thì không phải là thói quen suông, mà chính là hậu quả do một nguyên lý có nền móng siêu hình hẳn hoi; chứng cớ là thứ tự đó đã được tôn trọng và quảng diễn ra nhiều hình thái khác nhau như tam taì (số 3) ngũ hành (số 5) hay Việt tỉnh cương (số 9)

9.

Hãy trở lại với hình "thái cực viên đồ đơn" và ta thấy âm trên. Hình này thường thấy đặt lung tung do sự mất ý thức hay do Hán Nho nhưng khởi đầu thí âm phải đi trước, ở bên tả. Có vậy mới ra quẻ Thái * h3.* để đạt sự hanh thông, còn nếu đặt ngươc lại Càn trên Khôn thì ra quẻ Bĩ *h4* không ra người nữa, như câu Kinh Dịch nói "Bĩ chi phỉ nhơn". Với câu đó ta thấy Kinh Dịch quan trọng hóa thứ tự âm dương biết bao, đến độ nói đặt dương trước âm thì không ra người, tức không còn là Nhân Chủ nữa, mà đã ra Vật Chủ tức nghiêng sang bên vật chất, thể gọi là trục vật.

Thứ đến có đặt âm trước dương mới giữ được cổ tục Việt trọng bên tả gọi là "tả nhậm", tức âm đặt bên tả như được biểu lộ rõ nhất trong hình Nữ Oa Phục Hi. * h5*

Nữ Oa bên tả, Phục Hi bên hưũ, do đó ta có tục "nữ tả phòng, nam hữu phòng". Về sau Tàu đổi thứ tự thành "nam tả nữ hữu" theo thứ tự "Càn khôn" cho con trai sang bên tả như ta quen nghe nói "Ðông cung thái tử". Ðó là dấu dương lần át âm để dành chỗ tốt.

  • Số 2 còn được quan trọng đặc biệt khi được dùng làm nền tảng cho Kinh Dịch, là quyển Kinh cốt cán của Việt đạo, nhưng vì Dịch có 5 giai đoạn hình thành, mà hai gia đọan sau là của Tàu, nên đặt ngược thứ tự dương trước âm. Nhưng vì chữ âm dương đã quá quen trong dân chúng rồi không tiện đổi lại, nên đổi Khôn Càn ra Càn Khôn. Nói càn khôn là đặt cha trước mẹ để lần át thứ tự của Việt tộc là Khôn Càn, như còn giữ được ở nước Tống mà Khổng tử đã có lần được nghe (Liki. VI,6) *6

(Chú thích *6) Thứ tự âm dương hay vài ba nói lên chủ quyền đầu trước hết về quyển Kinh Dịch là Việt tộc. Tàu đến sau và làm khác đi bằng đặt càn trước khôn, tham trước lưỡng. Ngũ hành cũng vậy, thứ tự bình dân (tức Việt tộc) nói "kim mộc thủy hỏa thổ". Ðó là nét ngang trước [kim-mộc], nét dọc [thủy- hỏa] sau, tức đặt âm trước dương: nét ngang là âm, nét dọc là dương. Còn Hán Nho thì dọc trước ngang sau, với thứ tự trong Kinh Thư là:"thủy hỏa mộc kim Thổ".

10.

Số 3 là Tam Taì: Trời, Ðất, Người, hay là Thiên hòang, Ðịa hoàng, Nhân hòang. Nhân hòang cũng gọi là Oa hòang. Huyền thọai qui cho Bà công lập ra phép linh phối, tức nối trời cùng đất. Thứ tự bộ ba này được chiếu giãi vào ba đầu rau, trong đó có hai ông một bà. Theo luật "quả vi quân, chúng vi dân" (ít làm vua, nhiều làm dân) thì bà làm chủ bộ ba, cho nên số ba cũng là số của các thần nữ, như nữ thần Mộc (hành mộc số 3). Ở số ba ta thấy Hán Nho đưa ra Hòang đế chiếm chỗ của Oa ho 79ang, thành ra bộ Tam hòang mới là Phục Hi, Hoàng đế, Thần Nông: đẩy Nữ Oa ra ngòai không còn ai cằm Cái Qui tức là đánh mất Minh Triết, vì Nữ Oa chỉ nền Minh Triết hay Nguyên lý Mẹ cũng thế. Tuy nhiên chưa đến nỗi đực rựa như các bộ ba duy thần của nhiều văn hóa khác thí dụ của Aryen bên Ấn độ với ba thần: lửa, sét, nhật (Agny, Indra, Surya. Bộ ba của Ai cập: Shamar=nhật, Namar=trăng, Bel=đất.
Só 5: Ngũ hành thì Hành Thổ cũng là nữ. Do đó Thổ thần là thần nữ. Ðiều đó còn biểu lộ trong vụ bà nữ Oa cằm cái Qui + (số 5 xưa viết là +) dùng để vẽ hình tròn, ngược với cái Củ vuông trong tay Phục Hi. Ta quen nghe nói "Mẹ tròn con vuông" là ngầm đề cao mẹ trên cha. Ông Phục Hi cằm cái Củ là âm trên dương. Huyền thọai cũng theo ý đó khi qui cho bà Nữ Oa công dựng nên người tức sự giáo dục con là do Mẹ hơn cha. Mẹ khởi đầu dậy con từ lúc mang thai gọi là thai giáo, do đó gọi là "mẹ tròn ôm lấy con vuông". Nói bằng số thì là 5 ôm 4 thành ra số 9. Nữ thần Mộc cũng có tên là "Cửu thiên huyền Nữ". Chữ huyền đây hiểu là huyền diệu, là ăn thông với Vô cùng.

Ðến đây ta phải nói tới lâu đài rực rỡ cuối cùng là "Việt tỉnh cương". Theo nghĩa thường thì Việt tỉnh là giếng của Việt tộc chỉ thị nền Minh TRiết vô cùng, múc không bao giờ cạn. Phương ngôn nói: "bằng cái sàng ba làng ăn không hết". Câu ấy cùng nghĩa với Hành Thổ có tính chất vô biên. Việt tỉnh cương phát xuất từ khung chữ Tỉnh #, rồi sau thêm 4 ô ở 4 góc thành ra Cửu Lạc như hình *7*. Sau Cửu Lạc được Nho công thức hóa thành "Hồng Phạm Cửu Trù", rồi lại biến ra "Thài Thất" để chỉ bản Tính con Người. Vì thế khi hiện thực được Tính thể con người Ðại Ngã tâm linh thì gọi là "nhập ư thất"= vào được Thái Thất. Thái Thất có ba tầng chỉ trời, đất, người.

12.

Muốn hiểu hai chữ Thái Thất thì nên đối chiếu với chữ gia. Gia chỉ con trai. Thất chỉ con gái. Gia kép bởi bộ miên và thỉ. Thất kép bởi miên , công và thổ. Miên là mái nhà chỉ trời, Công (công biến thế) chỉ tác động nên cũng chỉ con ngừơi được định nghĩa là tài, là tác, là tác viên. Còn Thổ là đất. Thế là ngay chữ Thất đã hàm tàng 3 yếu tố lớn lao hơn hết làm nên con người (nhân giả kỳ thiên địa chi đức). Vì thế Thái Thất chỉ bản Tính con người. *hình Thái Thất *8*

Nhiều người trách Nho hạ đàn bà quá xá như viết chữ gian với ba chữ nữ . Ðó có thể là Hán nho. Dầu sao đó là ba cái lẻ tẻ xá chi: cần nói tới nền tảng thì chính đàn ông mới bị. Ai đời đàn ông được có chữ miên với thỉ là heo ! Oan quá phải không các cụ? Ấy là chưa kể tới bộ kỳ chỉ linh thiêng thì cũng âm (số 2) ở trên, dương (số 3) ở dưới. Vì thế khi viết chữ diệu (huyền) thì dùng bộ nữ chứ nam có được dự phần đâu.

Tóm lại khi xem bao trùm cả ba số nền tảng 2, 3, 5 thì thấy cả là một bản chói chang về Nguyên lý Mẹ, vì ở cả ba số Mẹ đều ở thế thượng phong. Số 2 thì âm đi trước (ladies first). Số 3 thì Mẹ làm vua ở giưã hai ông đóng vai dân. Số 5 thì Mẹ bao quát hết (Mẹ tròn con vuông) để làm nội tướng cũng gọi là Thái Thất, đẩy ông ra ngòai cằm cái củ vuông 4 góc bé nhỏ gọi là cá (4 số chỉ cái củ của ông).

13.

Bây giờ kiểm soát xem việc làm của Mẹ có được như địa vị tiên thiên vừa kể chăng? Trước hết ta thấy Nữ Oa thái mẫu đội đá vá trời. Bà Hi Hòa tắm cho mặt nhật.

Toàn những việc có tầm kích vũ trụ. Mẹ Âu Cơ đưa 50 con lên núi lập ra nước Văn lang. Việc lập nước là công của Mẹ. Sau này cứu quốc thì công đầu cũng là Trưng nữ vương với bà Triệu, chứ các ông mãi cả nhiều trăm năm sau mới lò dò bò ra. Câu nói: Mẹ Âu Cơ đem 50 con lên núi thì phải hiểu nguyên lý Mẹ dãn đoàn con đến chỗ triệt cùng triệt để, tức là dẫn đến chỗ Minh Triết, nói kiểu siêu hình là đén chỗ phân cực triệt thượng, để đối với Lạc long quân"triệt hạ" ở đáy bể, tức đều là những việc lớn lao có tầm vòc vũ hoàn. So với bà Pandore tò mò mở hộp cho tai ương tràn ra trên mặt đất thì ta thấy rõ văn hóa tây âu bóp chết nguyên lý Mẹ khi đổ lên đầu các bà hết mọi tội lỗi, và thế là nguyên lý Mẹ bị gảy ra khỏi văn hóa. Người ta quen gọi đó là tật ghét đàn bà= misogyni=hatred of women. Tật này lan tràn trong triết tây, có thể tóm vào câu nói sau" mọi tội lỗi trong thế gian này là do đàn bà". Câu đó được nói ra do rất nhiều ntgười, vì ngày xưa người ta tin như thế, mãi tới nay mới nhận ra rằng niềm tin đó là bởi các đực rựa đưa ra do hậu quả của nền triết học duy lý, thiếu tình người (tình Mẹ, lý Cha). Thái độ đó được chiếu giãi vào huyền thọai Hi lạp kể về nữ thần Hera bị chồng là thần Zeus treo lên mà đánh.

14.

Ta hãy soát lại ba số 2, 3, 5 lần cuối cùng:

  • Số 2 Thái Hòa vắng bóng trong văn hóa duy lý, nơi chỉ có nguyên lý đồng nhất = một là một, không thể có một mà hai, hai mà một kiểu lưỡng hợp (dual-unit). Chỉ có một tuyệt đối chiếu giãi vào chữ vạn + chứ không có chữ Viên (như trong Tản Viên) tản ra hai ngả âm dương: bên Vô bên Hưũ như có hàm tàng trong bộ số Quy Thư. (sẽ nói sau)
     
  • Số 3 Nhân Chủ thì đã bị gảy ra ngoài bằng nguyên lý Triệt Tam=tiers exclu= middle excluded, và bằng đề cao bên hưũ, còn bên chiêu gọi là tay trái. Trời ơi đã làm gì mà bảo là trái. Ðó là triết lý sức mạnh" the right of the might"= nó phải vì nó mạnh, còn yếu thì trài. Ðó là lý luận của duy vật: bắt được quả tang là đã đặt dương trên âm, khiến văn hóa nay lâm vào ngõ bí. Kinh Dịch bảo: "Bĩ chi phỉ nhân"=không còn ra người nữa.
     
  • Số 5 Tâm Linh cũng không có mà chỉ có tứ tố tức một chiều: vuông bốn góc bánh chưng, làm nền cho cá nhân chủ nghĩa (cá ở bốn góc Thái Thất) chứ không có bánh giầy tròn ở trên, không có Ngũ Hành nên cũng không có Vô thể, thiếu trung cung tức là thiếu liên hệ với linh thiêng sâu thẳm./.

<<

>>