Việt-Miên Lo Bị Trung Quốc Phá
Thượng Nguồn Cửu Long

Vietbao.com

3/3/2002
 

Việt Nam, Cam Bốt, quan ngại về dự án phát triển hạ nguồn sông Cửu Long Bangkok (Asia Times)- Cam Bốt và Việt Nam quan ngại về sự phát triển công nghệ trong tương lai, nhất là những dự án về thuỷ điện, sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề môi sinh và lưu lượng của dòng sông Cửu Long.

Những quan ngại này đã được đưa ra trong một buổi hội thảo của 4 quốc gia Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan để cùng hợp tác trong một dự án có tên là Dự án Phát triển Hạ nguồn sông Cửu Long (Mekong River Basin Development Plan: BDP) vào ngày 14 tháng 2 năm nay. Dự án này là một bước tiến trong nỗ lực tạo một sơ đồ cho việc phát triển trong vùng kể từ khi 4 quốc gia ký hiệp ước chính trị năm 1995. Bốn quốc gia này là hội viên của Phnom Penh-based Mekong River (MRC) thuộc hạ nguồn sông Cửu Long. Hai quốc gia thượng nguồn là Trung Quốc và Miến Ðiện.

Hạ nguồn sông Cửu Long chiếm hơn 600,000 cây số vuông, với dân số hơn 60 triệu người, đươc dự đoán là sẽ tăng lên mức trên 100 triệu vào năm 2005. Ðiều này đã gây thêm quan ngại về sự gia tăng sức ép trên những vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi sinh.

Sự phát triển kinh tế tại hạ nguồn sông Cửu Long được xem như là con đường chính để đưa dân chúng trong vùng này thoát khỏi sự nghèo đói, với mức lợi tức cá nhân chỉ từ 200 - 400 Mỹ kim mỗi năm. Hiệp ước chính trị năm 1995, mục đích phát triển và xây dựng hạ nguồn sông Cửu Long, được coi như là then chốt trong nỗ lực giúp dân chúng ra khỏi sự nghèo đói cùng cải thiện hạ tầng cơ sở địa phương.

Nhưng sự phát triển về kinh tế cũng gây ra nhiều quan ngại từ phía Việt Nam và Cam Bốt - về những vấn đề môi sinh có thể ảnh hưởng nặng nề đến những nguồn lợi quan trọng của dòng sông vì cả hai quốc gia đều lệ thuộc rất nhiều vào dòng Cửu Long trong việc cung cấp tài nguyên cho lãnh vực ngư nghiệp và thủy lợi.

Dự án được đưa ra năm 1995 bao gồm công trình xây dựng hơn 100 đập thủy điện, phần lớn tập trung tại tỉnh Yunnan và Lào. Công suất điện tại Yunnan hiện thời là 1500 Megawatt trong khi đó tại Lào, công suất chỉ có 500 Megawatt.

Huo Taing Eng, Tổng Thư Ký của Cambodia's National Mekong Committee, cho biết dự án phát triển tại hạ nguồn sông Cửu Long, mặc dầu rất quan trọng cho Cam Bốt, đã gây nên nhiều mối lo ngại về phẩm cũng như lượng của dòng sông. "Cam Bốt cần nước, chúng tôi cần tài nguyên của dòng sông để phát triển quốc gia", ông nói "Chúng tôi rất lo ngại về phẩm lượng của nó".

Sự ảnh hưởng đến lưu lượng của những nhà máy thuỷ điện trên thượng nguồn cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, Bộ trưởng Bộ Canh nông Việt Nam, Nguyễn Ðình Thịnh cho biết vấn đề này phải được thảo luận để giải quyết những dị biệt giữa các quốc gia. Ông nói, mặc dù hiện nay nước của sông Cửu Long vẫn còn an toàn, nhưng nó có thể bị ảnh hưởng bởi những dự án phát triển công nghệ trên thượng nguồn.

"Chúng ta cần nhìn về tương lai của 20 năm sau - bốn quốc gia phải hợp tác và ban hành những luật lệ để kiểm soát phẩm lượng và lưu lượng trên dòng sông Cửu Long", ông nói vậy.

Joern Kristensen, chủ tịch MRC, cho biết điều các quốc gia cần đi đến sự thoả thuận là vấn đề cạnh tranh trong việc sử dụng thuỷ lượng của sông Cửu Long. Thái Lan cần nước cho các vùng nghèo miền Ðông Bắc, trong khi đó, Lào tập trung vào các dự án xây những đập thủy điện. Cam Bốt muốn lưu lượng của sông Cửu Long phải được điều hoà cho kỹ nghệ ngư nghiệp của họ. Việt Nam muốn có đủ nước để bảo đảm cho ngành nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long, được coi như cái nôi sản xuất gạo của Việt Nam, cùng lưu lượng phải đủ mạnh để ngăn ngừa nước mặn từ biển tràn vào.

Kristensen cho biết ông tin là các quốc gia của MRC sẽ hợp tác để tìm một giải pháp thích hợp có lợi cho cả bốn quốc gia. "Nếu chúng ta vượt qua những trở ngại ngày hôm nay, chúng ta có thể nói rằng quan hệ giữa 4 quốc gia chưa bao giờ tốt hơn, thân thiết hơn".

Vietbao.com