Thanh Thảo Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế Lên Tiếng. Từ trong nước, bác sĩ Nguyễn Ðan Quế đã cho phổ biến một bài viết với tựa đề
"Vấn Ðề Biên Giới và Hải Ðảo Việt Nam". Qua bài viết này, nhà đối kháng nổi tiếng của Việt Nam đã phân tích những sự kiện lịch sử kể từ khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam và ấn định làn ranh giới của Ðông Dương với nhà Mãn Thanh của Trung Quốc. Bài viết cũng nói lên cuộc chiến đấu hào hùng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, trong khi đó chính quyền cộng sản miền Bắc, chẳng những im lặng mà còn đồng lõa với Bắc Kinh qua
việc thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với văn kiện do chính Phạm Văn Ðồng ký vào năm 1958. Theo bác sĩ Nguyễn Ðan Quế thì "Cuối năm nay 2001, Quốc Hội bù nhìn Việt Nam mới lén lút thông qua hiệp ước về biên giới Việt Trung. Không một người dân nào được biết rõ nội dung của bản hiệp ước này, Hà Nội chỉ loan báo vắn tắt là hai bên sẽ cắm mốc biên giới vào đầu năm 2002. Chúng ta đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải công bố
đầy đủ chi tiết về bản hiệp ước biên giới này và chúng ta sẽ không công nhận bất cứ nhượng bộ nào về đất đai cho ngoại bang". Trong bài viết nói trên, Bác Sĩ Quế khẳng định "đất nước Việt Nam là của chung cho mọi người dân Việt Nam, tất cả mọi công dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước đều có bổn phận bảo vệ lãnh thổ, tài nguyên của Việt Nam do tiền nhân đã dày công để lại. Không ai được độc quyền yêu nước và cũng không một ai, một đoàn thể hay đảng phái
nào trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể nhân danh dân tộc Việt Nam ký kết những văn kiện bán nước cho ngoại bang". Ông Trần Dũng Tiến bị câu lưu vì tố cáo lãnh đạo CSVN bán nước. Giữa tháng 12, ông Trần Dũng Tiến, một đảng viên ly khai của đảng CSVN đã cho phổ biến một bài viết, với lời lẽ rất mạnh mẽ nhằm tố cáo giới lãnh đạo Hà Nội bán nước qua các hiệp định ký kết với Trung Quốc. Trong bài viết, ông Tiến cho biết là "Tôi đến nhà Nguyễn Quốc Thước - Ðại biểu Quốc hội khóa X của tỉnh Nghệ An là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội CCB Trung ương ở K80b Cống Vị - Ðiện thoại: 8347754. Với phẩm cách là người lính già Bộ đội Cụ Hồ, đưa ông
hai bản kiến nghị (một bản gửi ông, một bản nhờ ông chuyển tới kỳ họp thứ 10, Quốc hội thứ X có chữ ký của 20 cử tri Nam, Bắc
"Không được thông qua Hiệp định Biên giới"). Nhưng nào ngờ chính vị đại biểu Nguyễn Quốc Thước đã nói: "Quốc hội đã thông qua từ lâu rồi". Không nén nổi tức giận tôi đã to tiếng: "Thế ông là bù nhìn à!?". Như để thanh minh, vị Trung tướng Quốc Thước nói: "Tôi chỉ là một trong 450 đại biểu!". Cuối bài viết, ông Trần Dũng Tiến đã yêu cầu "Các ông Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Trần Ðức Lương, Phan Văn Khải, Nông Ðức Mạnh muốn tránh tội
"Thất trảm sớ" của người xưa phải công khai xin lỗi nhân dân. Ðặc biệt là tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa X này phải phủ quyết
Bản Hiệp định Biên giới và lãnh hải ký năm 1999 với Trung Quốc mới rửa được cái nhục với tổ tông từ ngàn năm để lại". Nhưng lời yêu cầu nói trên của ông Tiến chỉ là "đàn gãi tai trâu". Thậm tệ hơn nữa, tập đoàn lãnh đạo Hà Nội còn cho công an chặn đường ông Trần Dũng Tiến ngày 17/12 và áp đảo đưa về đồn để hạch sách. Sự kiện này đã gây bất bình trong giới cựu chiến binh tại Hà Nội. Ðơn chất vấn về Hiệp định biên giới và lãnh hải Việt - Trung Vào tháng 11/2001, 20 nhân vật trong nước đã cùng ký vào một kiến nghị chung để yêu cầu Quốc Hội Hà Nội không thông qua
Hiệp Ðịnh Biên Giới Việt Trung. Trong số những người ký tên, có những nhân vật ly khai nổi tiếng như các ông Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương,... Nhưng kiến nghị này cũng như vô số đòi hỏi khác đều không được giới lãnh đạo Hà Nội quan tâm tới. Do đó, ngày 22/12, những nhân vật này đã gởi một đơn chất vấn trong đó dẫn chứng là các ký kết nhượng đất và lãnh hải cho Trung Quốc vi phạm cả bản hiến pháp và luật pháp của chính đảng CSVN
viết ra. Do đó, những người ký tên trong đơn chất vấn đã yêu cầu Quốc Hội Hà Nội "khẩn cấp công khai trước toàn dân và xin ý kiến quốc dân về Hiệp định biên giới và lãnh hải Việt - Trung và sau hết là "Tổ chức trưng cầu ý dân" (theo điều 53 - Hiến pháp 1992) về vấn đề trọng đại, sống còn này của toàn dân tộc, của 80 triệu đồng bào trong nước và hải ngoại". Hội Thảo Tố Cáo Âm Mưu Bán Nước Của Ðảng CSVN Trước sự kiện có ảnh hưởng đến quyền lợi lâu dài của dân tộc, nhiều tổ chức và đoàn thể đã ra tuyên cáo kêu gọi phát động một phong trào đấu tranh. Một số cuộc hội thảo cũng đã được tổ chức ở nhiều nơi. Tại Ðức Quốc, các đoàn thể tham dự cuộc hội thảo ngày 24/11/2001 ở chùa Viên Giác thuộc thành phố Hannover đã mạnh mẽ lên án đảng CSVN và kêu gọi "mọi người Việt Nam trong và ngoài nước phổ biến rộng rãi các tài liệu liên quan đến hành động bán nước của lãnh
đạo đảng và nhà nước CSVN đến các thế hệ trẻ để biết tới bản chất tay sai bán nước của họ. Ðồng thời kêu gọi các giới trí thức, chuyên viên trong và ngoài nước kết hợp với nhau để tố cáo trước dư luận hành động bán nước vô tiền khoáng hậu này trong lịch sử dân tộc". Thanh Thảo |