Ðài RFI Phỏng Vấn Ông Bùi Tín về việc
CSVN Bán Ðất Cho Trung Quốc

RFI
 

Những điều mờ ám tội lỗi đằng sau 2 bản Hiệp định

  • Không cho công luận biết nội dung Hiệp định
  • Sức ép của Trung Quốc
  • Hệ quả của đường lối đối ngoại sai lầm
  • Mọi người Việt yêu nước phải lên tiếng

Ngày 14-01-2002 Radio RFI đã phỏng vấn ông Bùi Tin tại Paris, về 2 bản Hiệp định Việt-Trung do phóng viên Thụy Khuê thực hiện, dưới đây là bản ghi nguyên văn cuộc phỏng vấn.
 

Lời RFI: - Ngày 27-12-2001 vừa qua lễ cắm mốc biên giới Việt-Trung được cử hành tại Móng Cái, việc cắm mốc này sẽ được thực hiện trong 3 năm và là thành quả của hiệp định biên giới và lãnh hải Việt-Trung đã được ký kết ngày 30-12-1999 và ngày 25-12-2000. Nhưng nội dung của hiệp định không được công bố, nhà báo Thành Tín tức Bùi Tin sẽ phân tích cùng quý vị những sự kiện đã sẩy ra cùng dư luận trong nước chung quanh việc ký kết 2 hiệp định này.

RFI: - Thưa anh Bùi Tín, anh là người theo dõi rất sát vấn đề hiệp định biên giới Việt-Trung, vậy trước hết xin anh sơ lược nhắc lại cùng thính giả RFI diễn biến của sự việc này?

Bùi Tín: - Vâng dư luận trong nước bàn tán khá nhiều về 2 hiệp định vừa ký với Trung Quốc, hiệp định phân định lãnh thổ trên bộ hiệp định phân định lãnh hải vịnh Bắc-bộ, cho đến nay tin tức chính thức của nhà nước, thì chỉ biết hiệp định trên bộ đã được ký ngày 30-12-1999 và hiệp định vịnh Bắc-bộ ký ngày 25-12-2000, thế mà dư luận không được biết gì rằng là 2 hiệp định ấy dài bao nhiêu, nội dung điều khoản ấy ra làm sao? thế mà không có một bản đồ nào kèm theo để công bố bình thường như các nước khác cả, do đó nhân dịp đại hội 9 thì cụ đảng viên lão thành Ðỗ Việt Sơn, Hải Phòng, 54 tuổi đảng đã gửi thư công khai đặt vấn đề phải chăng ta đã nhượng bộ cho Trung Quốc quá nhiều qua 2 hiệp định ấy, và do đó yêu cầu Quốc hội và đại hội đảng công khai thảo luận vấn đề này, và nếu đó là 2 hiệp định bất bình đẳng thì không nên thông qua, và nhân dịp cuối năm (2001) thì có 26 nhân vật tiêu biểu đấu tranh cho dân chủ đã lên tiếng yêu cầu đưa ra công khai vấn đề này, và cũng đã đặt vấn đề phải chăng 720 km2 đã bị mất, và một loạt cao điểm đã bị chuyển về tay của Trung Quốc, và vịnh Bắc-bộ phải chăng ta đã mất 10% diện tích, thêm nữa từ tỷ lệ của hiệp ước Patenötre (1885) là 62/38 bây giờ chuyển thành 45/46 do đó mà 10% diện tích giàu tài nguyên, hải sản, hơi đốt, dầu mỏ và du lịch bị chuyển nhượng sang phía Trung Quốc, thế thì 26 nhân vật này phần lớn là những người đấu tranh cho dân chủ như tướng Trần Ðộ, nhà Khoa học Nguyễn Thanh Giang, ông Hoàng Minh Chính, Ðại tá Phạm Quế Dương, và nhà luật học trẻ Lê Chí Quang đã đặt vấn đề là phải công khai tất cả vấn đề đã ký kết với Trung Quốc như thế nào? và Quốc hội phải nghe một cuộc điều trần đặc biệt của những lãnh đạo đảng cho biết là ai đã thông qua và thông qua làm sao?
 

RFI: Thưa anh, theo tin mới nhất cho biết, thì việc cắm mốc biên giới đã bắt đầu thực hiện ngày 27-12-2001, vậy thì sự việc này có thể được hiểu như thế nào? theo anh thì tại sao lại có sự cắm mốc khá vội vàng như thế trong khi nội dung hiệp định thì lại không được công bố?

Bùi Tín: - Như vậy tức là hiệp định biên giới trên bộ đã có hiệu lực rồi, do đó mà 11 vị có mặt tại Hà Nội lại viết thư khẩn cấp chất vấn nhà nước và chính phủ, để yêu cầu mở cuộc điều trần đặc biệt và nên công khai điều này, thì dư luận bàn rằng qua hiệp định như thế cổng Nam-quan cũ ở ngay trên mép cổng Nam-quan biên giới, thì bây giờ đã ở sâu trong nội địa của Trung Quốc, và cột mốc số 1 bị di về phía Ðồng Ðăng, có người nói là 2 Kilomet có người nói là đến 4, 5 Kilomet, và quan trọng hơn nữa là 36 điểm trên 70 điểm tranh chấp thì đã thuộc về phía Trung Quốc, phần lớn là những cao điểm dọc 6 tỉnh biên giới có giá trị rất lớn về an ninh và quốc phòng, thế mà tin tức từ bộ Ngoại-giao và Ban biên giới chính phủ cho biết từ năm 1993 hai bên đã thương lượng nhưng mà đến đầu năm 1999 thì đột nhiên tổng bí thư Giang Trạch Dân gặp tổng bí thư Lê Khả Phiêu yêu cầu là cuộc thảo luận đó không nên kéo dài nữa và nên sớm chấm dứt để đi đến ngã ngũ, và cần ký hiệp-ước trên bộ trước năm 1999 kết thúc, và ký hiệp định vịnh Bắc bộ trước năm 2000 kết thúc, do đó mà 2 hiệp định này bị sức ép, như thế thì hiệp định này đã ký vào ngày 30-12-1999 tức là ngày cũng giáp cuối năm, và hiệp định vịnh Bắc bộ ký ngày 25-12-2000 cùng vào những ngày cuối năm, việc cắm mốc biên giới cũng bị phía Trung Quốc ép là cần phải làm sớm trước năm 2001 kết thúc, do đó mà bắt đầu ngày 27-12-2001 vừa rồi.
 

RFI: - Thưa anh, với kinh nghiệm của một người làm chính trị như anh, thì anh thấy việc ký kết hiệp định như vậy, thì điều quan trọng nhứt là điều gì?

Bùi Tín: - Thì ta điều biết là vấn đề biên giới, vấn đề lãnh thổ, là vấn đề thiêng liêng, có ghi trong hiến pháp, là nhà nước và công dân có nghĩa vụ để bảo vệ an toàn lãnh thổ bất khả xâm phạm của tổ quốc, lẽ ra thương lượng thì phải có công luận để mà làm chỗ dựa, ta phải cần nói rõ là công luận ở Việt Nam phải quan tâm như thế, Nhưng mà ngược lại phía Việt Nam đã làm một việc đàm phám bí mật, do dó mà bị sức ép, có thế nói là phía Trung Quốc mỉa mai, và cái quan trọng là kết quả đường lối chính trị, đường lối đối ngoại sai lầm, bởi vì trong thời đổi mới đáng lẽ phải hội nhập thực sự với thế giới dân chủ văn minh, với Liên hiệp quốc, với pháp luật quốc tế thì chúng ta có chỗ dựa, bởi nền ngoại giao mở công khai không ai có thể ép được ta trong thời đại ngày nay cả, nhưng trái lại một số người lãnh đạo đã đề ra ở trong nội bộ đảng đường lối đối ngoại không đúng, coi như là Trung Quốc thay cho Liên Sô để làm chỗ dựa cho Việt Nam sau khi Liên Sô sụp đổ, bởi vì rằng hai nước cùng chung một chế độ chính trị xã hội chũ nghĩa, cùng chung một cơ sở lý luận Marx-Lenine, cùng chung một nền chuyên chính của một đảng duy nhất, do đó phải dựa vào nhau để mà tồn tại, cho nên đó là đường lối không đúng, bởi vì nó chỉ là ghép lại những mảnh vụn của phe xã hội chủ nghĩa, nền tảng học thuyết của Lenine đã phá sản rõ rệt rồi, cho nên đường lối đối ngoại ấy rất là nguy hiểm, Trung Quốc do biết như thế mà ép luôn ta, và ép rất mạnh, họ đã ép ký 2 hiệp định như thế, và họ còn bắt ta phải tách vấn đề quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm vào năm 1974 và vấn đề quần đảo Trường Sa họ đã chiếm vào năm 1988 ra, không bàn đến trong hiệp định vịnh Bắc-bộ, rồi đây sẽ bàn đến vấn đề giao thông trên vịnh Bắc-bộ, buôn bán trao đổi kinh tế ở dọc biên giới, phần khác nữa họ biết đây là thời cơ đảng Cộng-sản Việt Nam yếu và sẽ thần phục họ.
 

RFI: - Ðể kết thúc hôm nay, thì xin hỏi anh một câu là: theo ý anh đứng trước vấn đề hiệp định biên giới này, người Việt rút ra được những kinh nghiệm thực tế gì khi mà hành động hoặc khi mà thương lượng đối với Trung Quốc?

Bùi Tín: - Tôi thấy nhân dịp này thì cần phải nghiên cứu lại đường lối đối ngoại của ta, hai nữa là công khai hóa nội dung đàm phán với Trung Quốc ra sao! trong 7-8 năm qua để mà dẫn đến hiệp định này, không thể để bộ chính trị mà coi thường Quốc hội như thế, mà không đưa ra bàn luận với Quốc hội, nghe nói là chỉ có ban thường vụ Quốc-hội nghe và thông qua thôi, ngay cả ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam cũng không biết, vì bộ chính trị đã làm thay tất cả thế là lạm quyền vì bộ Chính trị không do cử tri bàu ra, họ trấn an mọi người là hãy tin bộ chính trị, thế thì cái này rất trái với nguyên tắc đề ra: mọi việc quan trọng của đất nước thì dân phải biết, dân bàn và dân kiểm tra và đồng thời có luật buộc những người lãnh đạo nhà nước và đảng phải trả lời chất vấn công khai của công dân, do đó tôi thấy là lúc này mỗi người công dân lương thiện hãy lên tiếng để mà thảo luận vấn đề này như là xâm phạm đến cái gì thiêng liêng nhất của bản thân mình, như đất đai của mình vậy, bởi vì đất đai của Tổ Quốc là thiêng liêng của mọi người; tôi nghĩ là một lực lượng mấy nghìn nhà báo lên tiếng và tất cả những người cầm bút lương thiện có công tâm, có tinh thần công dân phải lên tiếng, vì đụng đến vấn đề an ninh của quốc gia, lãnh thổ và Tổ Quốc thì mọi người công dân già hay trẻ cũng đều phải lên tiếng, như là các chiến sĩ dân chủ vừa qua đã lên tiếng vậy. Nhân đây tôi cũng nói thêm là trong mối quan hệ bất bình đẳng với Trung Quốc, là chúng ta phải dứt khoát dựa vào thế giới văn minh ngày nay, để hội nhập thực sự, đồng thời trong quan hệ đối với Lào và đối với Cao-miên chúng ta cũng phải công khai nói rằng chúng ta đã có cái xử sự như một nước lớn đối với họ trong vấn đề biên giới, và chúng ta cũng sửa chữa những sai lầm về phía Việt Nam, cũng như là chúng ta không thể để cho Trung Quốc hiếp đáp mãi ta được.

Thụy Khuê: - Xin cảm ơn anh Bùi Tín.