Việc thi hành Hiệp Ước Biên Giới 1999

Nguyễn văn Canh

VB, 22/1/02
 

Ngày 27 tháng 12 năm 2001, Thứ Trương Ngoại Giao Việt cộng Lê công Phụng, cùng với Ðại Sứ Trung Cộng tại Việt nam đến thị trấn Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh làm lễ xây Mốc đánh dấu biên giới mới dựa theo Hiệp Ước mà Việt Cộng và Trrung cộng ký kết tháng 12 năm 1999. Tại đây, Phụng tuyên bố rằng hai bên đã đồng ý hoàn tất công tác trắc địa, phân định biên giới, dựng các mốc đánh dấu biên giới giữa 2 quốc gia càng sớm càng tốt. Như thế, sẽ giúp thiết lập một biên giới hoà bình, hữu nghị và ổn cố lâu dài[1]. Phiá Việt nam bắt đầu công tác phận định lãnh thổ này bằng cách dựng lên một cột trụ bằng đá granite cao 2.2m, rộng 50 cm ngay tại cổng biên giới Móng Cái. Ðây là cột Mốc đầu tiên trong số 1,500 mốc sẽ được đặt dọc biên giới trên một khoảng dài 1,350 cây số[1], trong tổng số 2363 cây số biên giới giữa 2 quốc gia.

Cùng lúc đó, tại thị trấn Ðông Hưng thuộc Trung Hoa, bên kia Móng Cái, Thứ trương Ngoại Giao Trung Cộng là Wang Yi đến dự một buổi lễ tương tự. Wang ca tụng rằng mối quan hệ Việt-Hoa đã phát triển tốt đẹp mấy năm vừa qua, rằng công tác phân định lãnh thổ sẽ hoàn tất trong vòng 3 năm. Wang nhấn mạnh rằng công tác này là nền tảng cho việc duy trì an ninh, phát triển phồn vinh và ổn cố vùng biên giới[1].

Tháng 12, 1999, Việt cộng và Trung cộng đã ký Hiệp Ước Biên Giới. Và Quốc Hội Việt nam đã phê chuẩn Hiệp ước ấy vào tháng 6-2000.
 

Lấn chiếm đất

Cho đến ngày hôm nay, Ðảng Cộng Sản Việt nam (VC) không tiết lộ một chi tiết nào liên quan đến Hiệp ước ấy. Nội dung Hiệp ước được Lãnh đạo Ðảng CS coi là bí mật quốc gia. Công chúng chỉ biết một cách mơ hồ rằng chừng 70 địa điểm tranh chấp đã được giải quyết. Chắc rằng VC muốn ám chỉ tới những ngọn đồi và các địa điểm chiến lược của Việt nam mà quân đội Trung cộng chiếm đoạt vào thời gian có cuộc chiến tranh vào tháng 2-1979. Trong kỳ xâm lăng này, quân đội Trung cộng tiến sâu vào nội địa Việt nam tới 40 cây số trong phạm vi các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu. Sau 17 ngày xâm lăng, Trung cộng tuyên bố đã dạy Việt nam một bài học rồi rút quân về. Tuy nhiên, Trung Cộng đã để lại quân đội ở Việt Nam, chiếm đóng các cao địa ấy, dùng làm các căn cứ hành quân từ đó bắn pháo binh đe dọa Việt Nam, với mục đích là cầm chân 600,000 quân Việt cộng tại chíến trường phía Bắc này. Ðến năm 1987, cuộc đối đầu sát vùng biên giới hầu như ngưng lại. Vào thời gian này, VC kêu rằng quân TC đã di chuyển 100 Mốc biên giới vào sâu nội địa Việt nam.

Sau khi tái thiết lập bang giao vào năm 1991, quân trú phòng Trung cộng tại các địa điểm trên đuổi nông dân Việt ra khỏi đất đai của họ. Chúng đưa nông dân Tầu từ bên kia biên giới sang lập nghiệp. Có những báo cáo của truyền thông quốc tế đề cập tới việc lính Trung Cộng đốt nhà nông dân Việt trong vùng Lạng Sơn, cạnh quốc lộ 1, đuổi họ đi, và rằng khi có những biến cố đó, Việt nam không dám gửi phản kháng mạnh cho Trung cộng. Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VC chỉ nói rằng từ nay trở đi phía bên kia (ám chỉ Trung Cộng) đừng phạm phải các hành vi đó nữa.

Không một ai biết chắc có bao nhiêu vùng tranh chấp; các vùng đó nằm ở đâu; mỗi vùng rộng hẹp ra sao. VC không nói gì đến vấn đề đó được giải quyết như thế nào: như TC tự nguyện trả lại đất cho Việt nam hay trả như thế nào? Ai là người tiếp nhận; hoặc phần đất nào bị mất về tay Trung cộng?

Mới đây, một vài thành viên bất mãn trong Ban Lãnh đạo tiết lộ ít chi tiết: 789 cây số vuông đã bị chuyển nhượng cho Trung cộng qua Hiệp ước 1999. Trong tháng 12 vừa qua, một quan sát viên báo cáo rằng khi ông ta đến thăm Ải Nam Quan- Cửa Ải giữa hai quốc gia, được xây bên bờ phía Nam sông Nam Quan, làm ranh giới chia đôi 2 nước, thì bị lính canh cấm đi vào. Ông ta phải đi vòng sang Trung Hoa, rồi xuống. Báo cáo của ông ta nói rằng cái cổng cũ đã biến mất. Một cổng mới được xây về phía Nam, cách cổng cũ 5 cây số. Trong thời gian có cuộc chiến, quân Trung cộng tàn phá hết các cơ sơ phía nam bờ sông. Sau 1991, các cơ sở mới được xây lại. Một tòa nhà hành chánh được dựng lên dùng làm văn phòng lo các dịch vụ như di trú, quan thuế, cảnh sát, anh ninh, quân sự, bưu điện, viễn thông v.v. đã lọt vào tay Trung Cộng. Hơn nữa, các tài sản của tư nhân như khách sạn, nhà hàng, cơ sở buôn bán, nhà cửa nay thuộc quyền sở hữu của Trung Cộng. Nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh cũng chịu cùng chung một số phận[1].
 

Sự việc đó xẩy ra như thế nào?

Vào tháng 9 -1989, Nguyễn văn Linh, là Tổng Bí Thư Ðảng CS lúc đó, Phạm văn Ðồng, Cố Vấn và Ðỗ Mười, Thủ tướng bí mật đi Trung cộng để xin tái lập bang giao. Họ được Giang trạch Dân và Lý Bằng tiếp tại Thành Ðô. Trung cộng biết rằng Liên sô sắp sửa cắt hết viện trợ kinh tế, nên đưa ra rất nhiều điều kiện. Một trong các điều kiện đó là phải đuổi hết các phần tử chống Trung Cộng ra khỏi Ban Lãnh đạo Ðảng. Vào tháng 6 năm 1991, nhóm này thực hiện các cam kết với Trung cộng nhân dịp Ðại Hội Ðảng kỳ VII. Vài tuần lễ sau đó, Lê đức Anh bí mật đi Trung Hoa, và tháng 11 năm ấy, bang giao được thiết lập giữa hai đảng và hai quốc gia.

Ðỗ Mười, tân Tổng bí thư, và Võ văn Kiệt, tân Thủ tướng đi Trung cộng đến làm lễ thiết lập bang giao. Họ cam kết giải quyết vấn đề biên giới. Vào tháng 2 năm 1999, Lê khả Phiêu trong một cuộc viếng thăm vội vã tại Trung Hoa, xác nhận với Tổng bí thư Ðảng CS Trung Hoa các kế hoạch, đã được loan báo vào năm 1997 để hình thành Thỏa ước về biên giới vào năm 1999 và về Vịnh Bắc Việt vào cuối năm 2,000[1].

Rồi trong tháng 12 vưà qua, Tổng bí thư Nông đức Mạnh sang thăm Trung Hoa. Thông cáo chung ký ngày 2 tháng 12 nói rằng: "Hai bên cũng sẽ tích cực xúc tiến mau lẹ tiến trình ấn định biên giới, cắm các mốc đánh dấu, biến đổi biên giới Việt-Hoa thành biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn cố lâu bền,[1]" hay nếu dùng danh từ của hãng thông tấn Trung cộng Xin Hua: "xúc tiến mau lẹ phân định các vùng tranh chấp trên đất liền và trên biển"[1].

Các lãnh đạo VC thường luôn nhắc lại lời nói của Giang trạch Dân: Liên Bang Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện, Ổn Cố Lâu Bền và Hướng Về Tương lai. Và Nông dức Mạnh tuyên bố đây là lời vàng ngọc phải theo.

Thật rõ là Trung cộng đã cấy được các tay sai vào Ban Lãnh Ðạo Ðảng CSVN để thực thi các âm mưu của chúng. Và việc chuyển nhượng đất đai này được thực hiện một cách êm thấm.

Không ai ngạc nhiên khi biết rằng trong cuộc viếng thăm chính thức vừa qua, Lý Bằng đã đến ôm hôn hai người "bạn thân" là Lê Khả Phiêu và Ðỗ Mười dù hai người này đã bị hạ bệ.

Ðể thi hành Hiệp ước, Ủy Ban Phân Ðịnh Biên Giới Việt-Hoa được thiết lập. Ủy Ban đã họp phiên họp kỳ II tại Hà nội từ ngày 14 tháng 2 đến 2 tháng 3, 01. Hai bên đã trao đổi quan điểm về 9 bản văn liên quan đến việc phân định biên giới. Họ đồng thuận về thời khóa biểu công tác cho các toán hỗn hợp pbụ trách công việc phân định biên giới, trao đổi bản đồ vị trí các mốc, so sánh các địa điểm nơi đặt mốc, và thảo luận các dấu hiệu mốc được sử dụng[1]. Với sự cam kết của Nông đưc Mạnh, cả hai bên vội vã tổ chức các buổi lễ đặt Mốc biên giới đầu tiên để cho Biên giới mới này trở thành chính thức.

Ðây là hành vi cuối cùng của VC trong tiến trình chuyển nhượng một phần lãnh thổ cho Trung cộng.
 

Vấn đề pháp lý.

Theo Công Pháp QuốcTế và Quốc Nội và các tập tục hiện có liên quan đến việc chuyển nhượng lãnh thổ, bất cứ chính quyền nào cũng phải tuân theo một số qui luật để việc đó có giá trị:

  1. Phải có một điều khoản trong Hiến pháp qui định rằng chính quyền ấy được phép làm việc này. Nếu không có điều khoản nào như vậy ghi trong Hiến Pháp, thì phải tổ chức trưng cầu dân ý để dân chúng quyết định.
     
  2. Thủ tục chuyển nhượng phải tiến hành công khai.
     
  3. Cũng như trong ngành tư pháp, phải có trao đổi vật (consideration) giữa hai bên, giống như việc mua/bán.
     

Ứng dụng vào trường hợp VC chuyển nhượng phần đất biên giới cho Trung Cộng, ta không thấy có một điều nào được thỏa mãn.

  1. Hiến pháp 1992 của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam không có một điều khỏan nào trù liệu về vấn đề nàỵ Và VC cũng không tổ chức trưng cầu dân ý.
     
  2. Ðảng CSVN đã thực hiện việc này một cách bí mật.
     
  3. Không có trao đổi một vật gì giữa hai bên. Chỉ thấy có VC trao đất. Còn bên kia (Trung Cộng) không thấy có trao một vật gì cho VC, như tiền bạc, hay một vật gì khác có giá trị tương đương. Nếu có người nêu ra câu hỏi là VC trao đất cho TC để đổi lại được ủng hộ để tiếp tục năm giữ quyền hành, thì cũng là đền bù lại. Lý luận này không không được chấp nhận về pháp lý vì lẽ:
     
    • a) Trao đổi để tìm kiếm sự ủng hộ để ngồi lỳ trên chính quyền là một vấn đề chính trị, không phải là một vật được trao cho bên đối ước. Nếu xẩy ra như vậy, thì Ðảng CSVN đã chuyển nhượng vô thường đất đai cho TC.
       
    • b) Ðảng CSVN không là người sở hữu chủ đất Việt nam. Ðất ấy thuộc quyền sở hữu của toàn dân. Hiến Pháp VC 1992 có nói rằng đất đai thuộc về tòan thể dân chúng. Ðảng (CS) chỉ lãnh đạo nhà nuớc, không làm chủ đất đai.

      Không ai có thể chuyển cho một đệ tam nhân cái gì mà chính mình không có.

      Ngoài ra, Ðảng CSVN chỉ là một nhóm người, tự nhận rằng có hơn 2 triệu đảng viên, sử dụng các biện pháp khủng bố để đàn áp mọi tiếng nói của dân chúng, nhờ đó nắm giữ quyền hành. Chúng không được bầu để đại diện 80 triệu dân Việt.

      Việc chuyển nhượng này là công việc riêng giữa hai đảng cộng sản, không có liên hệ gì đến nhân dân Việt nam.

Do vậy, việc chuyển nhượng ấy là vô hiệu, và các lãnh đạo Ðảng CSVN phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này.




TUYÊN CÁO của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ
về việc Ðảng Cộng Sản Việt nam thực hiện việc
nhượng đất cho Trung Cộng qua Hiệp ước 1999.
 

Ngày 27 tháng 12 năm 2001, Việt cộng (VC) tổ chức lễ trọng thể đặt Mốc biên giới tại thị trấn Móng Cái. Ðây là Mốc đầu tiên trong số 1,500 cái sẽ được đặt trên một khoảng cách là 1,350 cây số dọc theo biên giới Việt Hoa.

Cùng một lúc,Trung cộng (TC) cũng tổ chức một lễ tượng tự tại thị trấn Ðông Hưng sát ngay Móng Cái.

Việc đặt Mốc này là thi hành Hiệp Ước Phân Ðịnh Biên Giới trên đất liền mà TC và VC ký vào ngày 30 tháng 12 năm 1999. Quốc Hội VC đã phê chuẩn Hiệp Ước vào tháng 6 năm 2000. Dù đã phê chuẩn Hiệp ước ấy, Ðảng cộng sản Việt nam (ÐCS) vẫn không công bố nội dung Hiệp ước cho công chúng biết. Chúng coi Hiệp ước như một bí mật quốc gia. Người ta chỉ được biết mơ hồ rằng hai bên đã giải quyết được 70 địa diểm tranh chấp. Có lẽ ÐCS ám chỉ đến các ngọn đồi và các địa điểm chiến lược nằm sâu trong nội địa Việt nam mà Trung cộng chiếm của Việt nam trong thời gian xảy ra tranh chấp từ tháng 2 năm 1979. Các địa điểm này nằm trong 6 tỉnh biên giới là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu. Lúc đó quân TC đã tiến sâu vào tới 40 cây số, tàn phá nhiều cơ cở của Việt nam. Sau 17 ngày xâm lăng, TC tuyên bố rằng đã dạy xong một bài học cho VC, rồi rút quân về. Thực tế, quân TC còn chiếm đóng các cao địa ấy, và từ đó dùng các phương tiện quân sự để đe doạ VC, nhằm cầm chân 600,000 quân VC tại mặt trận này. Ðến 1987, mức độ áp lực cuả TC giảm xuống nhiều, nhưng TC vẫn còn tiếp tục chiếm đóng quân tại các vùng ấy.

Dù sau khi hai bên ký Hiệp ước tái lập bang giao vào 1991, lính bên phòng TC đóng tại các nơi này vẫn sử dụng võ lực đuổi nông dân Việtnam đi nơi khác, có khi đốt nhà cửa của họ để chiếm đất cho nông dân TC sang lập nghiệp.

Không một ai được biết có bao nhiêu đất đã lọt vào tay TC và ở những nơi nàỏ Trong số khu vực đã được giải quyết như ÐCS tiết lộ, TC đã trả lại cho Việtnam những nơi nào, như thế nào, bao giờ, diện tích là bao nhiệu, và ai là ngừi tiếp nhận?

Mới đây có tin tức tiết lộ cho biết số đất VC nhượng cho TC là 789 cây số vuông.

Hiệp ước Phân Ðịnh Biên Giới trên đất liền đực thai nghén tại Trung Hoa từ 1991 với sự cam kết của Tổng bí thư (TBT) Ðảng CSVN Ðỗ Mười. Rồi TBT Lê khả Phiêu cũng tại Trung Hoa hứa thúc đẩy việc ký kết và Hiệp ước được ký vào tháng năm 1999. Cuối cùng, đầu tháng 12, 01 vừa qua cũng tại Bắc Kinh như 2 TBT tiền nhiệm, TBT Nông đức Mạnh xác nhận trong Thông Cáo Chung thực hiện ngay công tác cắm Mốc biên giớị Ðây là bước cuối cùng trong tiến trình chuyển nhượng phần lãnh thổ đó cho TC.

Việc cắm Mốc vội vã này là để hợp thức hoá biên giới mới ấy trong một âm mưu chuyển nhượng đất đai của quốc dân Việt nam.

Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ trong các tuyên cáo ngày 29 tháng 4 năm 1995 và ngày 18 tháng 12 năm 2000 đã xác nhận chủ quyền của Việt nam trên đất liền cũng như trên mặt biển; tố cáo ÐCSVN chuyển nhượng bất hợp pháp các phần đất ấy của dân tộc Việt nam; và qui trách nhiệm cho ÐCS làm công việc phi pháp này.

Một lẫn nữa, Ủy Ban tuyên bố Hiệp ước ấy và biên giới mới đang được thực hiện bằng cách cắm Mốc là vô giá trị vì lẽ:

  1. Ðất đai của Việt nam thuộc quyền sở hữu của quốc dân Việt nam. Chỉ có quốc dân Việt nam mới có quyền quyết định về mọi chuyển nhượng.
     
  2. ÐCSVN đã lạm dụng quyền hành làm việc này, và sẽ phải chịu trách nhiệạm hình sự về hành vi ấy.
     
  3. Ðối với Trung Cộng, đây là việc làm giữa hai Ðảng CS, không có liên hệ gì với quốc dân Việt nam. Ðảng CSVN chiếm quyền và cai trị bằng bạo lực, không phải là đại diên cho nhân dân Việt nam. Hiệp ước 1999 và việc thi hành Hiệp ước như trên vì thế hoàn tòan vô giá trị Quốc dân Việt nam dành quyền sử dụng mọi phương pháp cần thiết để bảo vệ tài sản của tiền nhân để lại.

Làm tại California ngày 18 tháng 1 năm 2002

Ðại diện: GS Nguyễn văn Canh