KHI KÝ CÁC HIỆP ƯỚC NHƯỢNG ÐẤT BÁN NƯỚC L.S. Nguyễn Hữu Thống
Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Hiến pháp Việt Nam năm 1967 tuyên bố lãnh thổ Việt Nam bất khả phân và bất khả nhượng. Vậy mà trong những năm 1999 và 2000, Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã đi ngược lại ý nguyện của quốc dân, không bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia và đã ký 2 hiệp ước để nhượng đất miền biên giới và bán nước vùng Vịnh Bắc Việt cho Trung Cộng. Trên bình diện luật pháp, các hiệp ước này đã vi phạm đạo lý và vi phạm pháp lý. Do đó các chính phủ dân cử trong tương lai có quyền phủ nhận và tiêu hủy các hiệp ước bất công và bất nhân này. Theo công pháp quốc tế, một hiệp ước bị coi là vô hiệu khi có những đối tượng phản đạo lý (immoral) vì đã tạo nên những nghĩa vụ bất hợp pháp trái với những mục tiêu và nguyên tắc căn bản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (HCLHQ) và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ). Nó cũng bị coi là vô hiệu nếu gây nên một sai lầm pháp lý (a legal wrong) vì đã vi phạm những hiệp ước quốc tế, và các công ước quốc tế hiện hành. Về mặt nhân quyền, khi ký kết hai hiệp ước nhượng đất bán nước nói trên, các Ðảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc đã vi phạm những nguyên tắc chỉ đạo của
Hiến Chương Liên Hiệp Quốc,
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Phụ Ðính
Tuyên Ngôn Qước Tế Nhân Quyền. Ngoài ra họ còn vi phạm các
Công Ước về những Quyền Dân Sự Chính Trị về những
Quyền Kinh Tế Xã Hội Văn Hóa và
Công Ước về Luật Biển. 1. Vi phạm những mục tiêu và nguyên tắc chỉ đạo của Luật Quốc Tế Nhân Quyền. Sau Thế chiến thứ hai, để đem lại hòa bình và an ninh cho các quốc gia, Liên Hiệp Quốc đã ban hành
Hiến Chương LHQ (1945) và
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948), bổ túc bởi
Phụ Ðính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1998). Khi ký hai hiệp ước nhượng đất bán nước nói trên, Ðảng CS Việt Nam đã chịu thần phục Trung Cộng do áp bức và cưỡng chế, trái với tinh thần bình đẳng, công lý và tự do kết ước. Ngoài ra họ còn có hậu ý muốn dựa vào Trung Cộng để duy trì quyền lực. Cũng vì vậy họ đã hy sinh quyền lợi của dân tộc để bảo vệ quyền lợi của Ðảng. Trong khi đó Trung Cộng đã dùng uy lực của kẻ đàn anh, người gia trưởng, giám hộ để xâm nhập, lấn chiếm đất đai, tạo nên tình trạng đã rồi
theo luật rừng xanh. Và với thế thượng phong sẵn có, họ buộc Ðảng CS đàn em phải hợp thức hóa tình trạng đã rồi, và hủy bỏ các hiệp ước quốc tế Hoa Việt ký kết từ thế kỷ 19. 2. Vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Phụ Ðính
TNQTNQ trong
Phần Mở Ðầu đã lên án những vi phạm tập thể thô bạo và có hệ thống bắt nguồn từ sự đô hộ, lệ thuộc hay áp chế phương hại đến chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ. Sự lệ thuộc này đã tước đoạt của cả một dân tộc quyền được sử dụng các vùng lãnh thổ và hải phận trong mục tiêu an ninh quốc phòng, cũng như trong việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên tại đất liền và biển cả. 3. Vi phạm quyền dân tộc tự quyết và quyền tham gia chính quyền. Chiếu Dân Tộc Tự Quyết người dân có quyền lựa chọn chế độ và chính sách quốc gia và lựa chọn chính quyền để thực thi chính sách đó. Ðiều 21
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền xác định rằng "ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực chính phủ" (The will of the people shall be the basis of the authority of government). Như vậy chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân chứ không thuộc về Ðảng Cộng Sản. 4. Vi phạm quyền tự do thông tin. Quyền tự do ngôn luận bao gồm tự do phát biểu, tự do thông tin, tự do tiếp nhận và phổ biến tin tức. Muốn hình thành một hiệp ước quốc tế phải trải qua 4 giai đoạn: thương thuyết, ký kết, phê chuẩn và công bố (hay ban hành). Trong vụ này, Ðảng CS đã gian trá, giấu giếm không chịu công khai hóa hiệp ước. Họ đã cùng đối phương mật đàm, mật ước, lén lút thông qua, và không công bố hiệp ước trên công báo, báo chí, các đài truyền thanh, truyền hình v.v. (Có
lẽ họ cho đây là một bí mật quốc gia). Trong lịch sử pháp lý của nhân loại, đây là lần đầu tiên một chính phủ và một quốc hội không chịu công bố một hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết và phê chuẩn. Vì họ ý thức rằng hiệp ước này đã vi phạm đạo lý và vi phạm pháp lý. Nó đi ngược lại quyền lợi của quốc gia và trái với ý nguyện của toàn dân. Bằng hành vi này, nhà nước Cộng Sản chứng tỏ rằng họ chỉ là những công cụ, bù nhìn, tay sai của Ðảng Cộng Sản. Và cũng bằng
hành vi này Ðảng và Nhà Nước Cộng Sản đã vi phạm quyền của người dân được tiếp nhận tin tức, tham khảo tài liệu của nhà nước. Ðây là quyền tự do thông tin, một nhân quyền căn bản được ghi trong Ðiều 19
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Ðiều 19
Công Ước Dân Sự Chính Trị, và Ðiều 6
Phụ Ðính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. 5. Vi phạm nghĩa vụ của nhà nước trong việc thực thi nhân quyền và xây dựng dân chủ. Bản Phụ Ðính
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nhấn mạnh rằng: "nhà nước có trách nhiệm tiên khởi và có nghĩa vụ đề xướng, bảo vệ và thực thi nhân quyền và những quyền tự do căn bản". Các Ðiều 2 và 18
Tuyên Ngôn Phụ Ðính quy định nghĩa vụ của công dân và các cơ quan đoàn thể trong việc phát huy dân chủ, xây dựng các xã hội dân chủ, thiết lập các định chế dân chủ và các thủ tục sinh hoạt dân chủ. 6. Vi phạm các Công Ước Quốc Tế kể cả Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Các
Công Ước Quốc Tế Liên Hiệp Quốc chủ trương sự hợp tác quốc tế trên căn bản công bằng, hữu nghị, và bình đẳng quyền lợi của các quốc gia kết ước. Không có sự chối cãi là về vấn đề lãnh thổ và hải phận từ cuối thế kỷ 19, Việt Nam và Trung Hoa đã ký những hiệp ước công bằng và tôn trọng quyền lợi hỗ tương. Những hiệp ước này đã đem lại an ninh, hòa bình và ổn định từ hơn một thế kỷ nay.
Từ thập niên 1960, Tòa Án Quốc Tế đã căn cứ vào những yếu tố và tiêu chuẩn trên đây để phân ranh hải phận và thềm lục địa tại các quốc gia duyên hải. Thông thường Tòa Án không đồng hóa hải đảo (Hải Nam) với lục địa (Bắc Việt). L.S. Nguyễn Hữu Thống Tháng 1, 2002
The VN - China Treaties of 1999 & 2000 In this study, Attorney-at-law Nguyen Huu Thong examined the
Vietnam - China Land Border and Sea Territories Treaties under the light of human rights and the international laws stated in the U.N. Charter, the
Universal Declaration of Human Rights and related covenants and the
U.N. Convention on the Law of the Sea as well as other human rights and international laws concerned.
|