Kính thưa quý vị:

Sau loạt bài Biên Khảo của nhóm Lướt Sóng về Hiệp Ðịnh Vịnh Bắc Bộ, chúng tôi xin quý vị tham khảo nội dung Hiệp Ðịnh này trong phụ bản đính kèm. Ðây là một bản văn tự bán nước không thể chối cãi được cuả nhà nước cộng sản VC, đầu sỏ là tội đồ Lê Khả Phiêu.... con cháu cua Lê Chiêu Thống. Bản văn kiện này tuyệt nhiên không có giá tri vì không được toàn khối nhân dân trong và ngoài nước công nhận.

www.vietnamnavy.com
 

 

Phụ-Bản
 

  1. Hiệp định phân định vịnh bắc bộ và hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam - Trung quốc trong vịnh bắc bộ.
     

  2. Về việc ký hiệp định phân định vịnh bắc bộ và hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung quốc
     


 

Bài 1

Hiệp định phân định vịnh bắc bộ
và hiệp định hợp tác nghề cá giữa
Việt Nam - Trung quốc trong vịnh bắc bộ
.

 

Lê Công Phụng
Thứ trưởng Ngoại giao

Nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Trần Ðức Lương, ngày 25-12-2000, nước ta và Trung Quốc đã ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bô Lễ ký kết được tổ chức với sự chứng kiến của Chủ tịch Trần Ðức Lương và Chủ tịch Giang Trạch Dân. Sự kiện trọng đại mang tính lịch sử này diễn ra vào thời khắc rất đặc biệt, nhân loại đang hối hả thu xếp hành trang giã từ thế kỷ XX đi vào thế kỷ XXI và thiên niên kỷ mới. Sự kiện này cũng diễn ra vào điểm đỉnh tốt đẹp của quan hệ Việt - Trung kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay. Nhân dân ta đón nhận việc ký kết hai hiệp định trên như một thành công lớn của hoạt động đối ngoại của Ðảng và Nhà nước ta trong năm 2000, coi đó là nhân tố hết sức quan trọng trong việc tăng cường, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, cũng như trong việc duy trì, củng cố hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.

Trong các vấn đề do lịch sử để lại trong quan hệ giữa ta và Trung Quốc có 3 vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ là xác định đường biên giới trên đất liền; phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên Biển Ðông (mà thực chất là vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta), trong các vấn đề trên, vấn đề biên giới trên đất liền đã được giải quyết bằng việc ký kết Hiệp ước trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 30-12-1999.

Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi Việt Nam và Trung Quốc có diện tích 123.700 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 320 km2 (176 hải lý) và nơi hẹp nhất khoảng 220 km2 (119 hải lý). Chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763 km2, còn phía Trung Quốc khoảng 695 km. Phần Vịnh phía ta có khoảng 1 300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km.

Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc về an ninh và quốc phòng. Ðặc thù của Vịnh là chiều ngang tương đối hẹp, từ trước tới nay hai nước chưa hề phân định Vịnh. Theo Công ước luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, thì toàn bộ Vịnh Bắc Bộ là vùng chồng lấn và trong thực tế thời gian qua có tranh chấp, ảnh hưởng không tốt đến quan hệ giữa hai nước.

Trước tình hình đó, hai nước đều có nhu cầu tiến hành đàm phán để phân định Vịnh Bắc Bộ nhằm đạt hai mục tiêu cơ bản và lâu dài: một là xác định đường phân giới rạch ròi, phân chia vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước láng giềng; hai là giải quyết vấn đề tồn tại do lịch sử để lại, tạo cơ sở và động lực thúc đẩy quá trình xây dựng lòng tin, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Ðảng, hai nước theo phương châm 16 chữ mà hai đồng chí Tổng Bí thư đã thỏa thuận.

Ngoài ý nghĩa về an ninh, quốc phòng, Vịnh Bắc Bộ còn có ý nghĩa lớn về kinh tế, có nguồn lợi hải sản phong phú. Hai nước đều có nhu cầu hợp tác đánh bắt, bảo vệ môi trường và bảo vệ và nuôi trồng nguồn hải sản trong Vịnh. Vào các năm 1957, 1961 và 1963 hai nước có ký các thỏa thuận cho phép thuyền buồm của hai bên được đánh bắt trong Vịnh ngoài phạm vi tương ứng 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên. Các thỏa thuận này đã hết hiệu lực vào những năm 70. Trong quá trình đàm phán về phân định Vịnh Bắc Bộ, phía Trung Quốc kiên trì đề nghị lập vùng đánh cá chung đồng thời với việc phân định Vịnh Bắc Bộ và nhấn mạnh nếu không thỏa thuận được vấn đề này thì khó có thể giải quyết được vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000.

Ta không chủ trương gắn vấn đề nghề cá mang tính kinh tế, kỹ thuật với vấn đề phân định quốc giới mang tính chiến lược lâu dài. Nhưng ta cũng nhận thức rõ là việc không giải quyết được vấn đề nghề cá có thể dẫn đến hậu quả là khó giải quyết được vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000. Lúc đó toàn bộ Vịnh sẽ tiếp tục bị coi là vùng chồng lấn giữa hai bên, và tình hình ở đó sẽ tiếp tục mất ổn định.

Thực tiễn quốc tế cho thấy nhiều nước có vịnh hoặc vùng biển chung cũng đã thỏa thuận lập vùng đánh cá chung và về mặt pháp lý thì điều đó không trái với Công ước luật Biển năm 1982. Nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho việc giải quyết vấn đề phân định và trên cơ sở cân nhắc kỹ mọi khía cạnh trong quan hệ hai nước cũng như thực tiễn quốc tế, ta đã đồng ý lập vùng đánh cá chung ở trong Vịnh Bắc Bộ. Cuộc đàm phán về biên giới lãnh thổ, trong đó có vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ giữa ta và Trung Quốc đã được tiến hành từ đầu những năm 70.

Trong các năm 1974 và 1977 - 1978, hai nước đã tiến hành 2 vòng đàm phán về phân định. Nhưng do điều kiện lúc đó nên đàm phán không có kết quả. Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, hai bên đã quyết định thương lượng để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, trong đó có vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ. Hai nước đã ký Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới - lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 19-10-1993, trong đó nêu rõ phương hướng phân định Vịnh Bắc Bộ là "Hai bên sẽ áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh liên quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp công bằng". Thực hiện thỏa thuận đó, từ 1993 đến năm 2000, hai bên đã triển khai 7 vòng đàm phán cấp chính phủ, 3 cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ và 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên.

Một thuận lợi hết sức lớn lao đối với quá trình đàm phán là quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước không ngừng được tăng cường, ngày càng đi vào thực chất và toàn diện, lãnh đạo của hai bên luôn luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao. Trong các chuyến thăm Trung Quốc vào năm 1997 của Ðồng chí Tổng Bí thư Ðỗ Mười và tháng 2-1999 của Ðồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, lãnh đạo cấp cao hai nước đạt được thỏa thuận là khẩn trương đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền trước năm 2000 và hoàn thành việc phân định để ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000. Với tinh thần đó, trong năm 1998 và 1999 hai bên chủ yếu dành ưu tiên cho việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền. Năm 2000 cuộc đàm phán về phân định Vịnh Bắc Bộ được đẩy mạnh và đi vào giải quyết thực chất (1 vòng đàm phán cấp chính phủ, 3 cuộc gặp liên tiếp giữa 2 trưởng đoàn cấp chính phủ và 8 vòng đàm phán cấp chuyên viên).

Trong quá trình đàm phán, hai bên đã vận dụng các nguyên tắc như sau để giải quyết: một là, căn cứ vào các quy định của Công ước luật Biển 1982 của Liên hợp quốc cũng như các nguyên tắc luật pháp quốc tế và tập quán được công nhận rộng rãi; hai là, hai bên tính đến các đặc thù của Vịnh Bắc Bộ như sự hiện diện của các đảo, chiều dài bờ biển v.v...; ba là, việc giải quyết vấn đề phân định phải xuất phát từ thực trạng cũng như nhu cầu phát triển quan hệ giữa hai nước; bốn là, bảo đảm nguyên tắc công bằng và chiếu cố lợi ích của nhau.

Về diện tích, phía Trung Quốc kiên trì chủ trương đại thể chia đôi, thừa nhận ta có thể nhỉnh hơn nhưng hơn không đáng kể. Ta chủ trương giải pháp công bằng phải phù hợp với các hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh như sự hiện diện của các đảo của ta, chiều dài bờ biển của ta lớn hơn v.v... Do đó, kết quả của giải pháp phân định phù hợp với yêu cầu ta đặt ra. Về diện tích tổng thể ta được 53,23% diện tích Vịnh, Trung Quốc đạt 46,77% (ta hơn Trung Quốc 6,46% tức là khoảng 8205 km2), đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, đảo Cồn Cỏ được hưởng 50% hiệu lực. Về khía cạnh tài nguyên, giải pháp phân định đạt được cũng bảo đảm việc phân chia lợi ích một cách công bằng. Hai bên đã phân chia rõ ràng phần thềm lục địa để mỗi bên đều có thể tiến hành thăm dò, khai thác tài nguyên trong phạm vi thềm lục địa của mình mà không bị bên kia can thiệp hoặc gây khó khăn. Trong trường hợp có cấu tạo mỏ vắt qua đường phân định thì hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về việc khai thác và phân chia lợi ích của việc khai thác đó.

Cuộc đàm phán về nghề cá được khởi động muộn hơn. Cho mãi đến tháng 4-2000 ta mới tán thành đàm phán nghề cá. Qua 6 vòng đàm phán cấp chuyên viên về nghề cá, hai bên nhất trí lập vùng đánh cá chung ở trong Vịnh Bắc Bộ từ vĩ độ 20o xuống đường đóng cửa Vịnh. Vùng này có bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía và có tổng diện tích là 33.500 km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Như vậy, đảm bảo cách bờ của mỗi nước là 30 hải lý: đại bộ phận cách bờ của ta 35 - 59 hải lý và có 2 điểm cách bờ là 28 hải lý. Thời hạn của vùng đánh cá chung là 15 năm (12 năm chính thức và 3 năm gia hạn). Hai bên cũng đã thỏa thuận các điều khoản liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ và nuôi trồng nguồn hải sản trong Vịnh.

Ba nguyên tắc lớn của vùng đánh cá chung là: vùng đặc quyền kinh tế của nước nào thì nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát các tàu cá được phép vào vùng đánh cá chung; sản lượng và số tàu thuyền được phép vào vùng đánh cá chung là dựa trên nguyên tắc bình đẳng, căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt, xác định thông qua điều tra liên hợp định kỳ; mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với bên thứ 3 trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Hai bên thỏa thuận lập Ủy ban liên hợp nghề cá để xây dựng quy chế liên quan đến vùng đánh cá chung.

Ngoài vùng đánh cá chung ra, hai bên thỏa thuận về dàn xếp quá độ với thời hạn 4 năm ở phía Bắc vĩ tuyến 20o cho tàu thuyền của hai bên tiếp tục được đánh bắt. Phạm vi cụ thể của vùng này hai bên sẽ tiếp tục thảo luận. Sau thời hạn quá độ, tàu thuyền của các bên về đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế của mình, trừ khi được bên kia cho phép.

Ðồng thời hai bên cũng thỏa thuận lập một vùng đệm nhỏ ở ngoài cửa sông Bắc Luân với mục đích là tạo thuận lợi cho việc ra vào của các tàu cá nhỏ (nếu phát hiện các tàu đó đánh cá thì cảnh cáo và buộc rời khỏi vùng nước của mình). Vùng này dài 10 hải lý và tính từ đường phân định rộng 3 hải lý về mỗi bên.

Về tổng thể, các giải pháp đạt được trong quá trình đàm phán và được thể hiện trong hai bản Hiệp định là thỏa đáng, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của cả hai bên. Các Hiệp định đó là kết quả của quá trình đàm phán lâu dài, thể hiện nỗ lực, thiện chí và tính đến sự quan tâm, nhân nhượng từ cả hai phía.

Ðối với ta, việc ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ tiếp theo việc ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền năm 1999, có ý nghĩa rất quan trọng vì qua đó ta đã đạt được mục tiêu là giải quyết được hai trong ba vấn đề biên giới - lãnh thổ tồn đọng lâu nay giữa hai nước. Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc năm 1999 và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ tạo nên một cơ sở pháp lý vững chắc để quản lý biên giới, lãnh thổ, thực hiện mục tiêu là xây dựng biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, và tạo động lực thúc đẩy, tăng cường quan hệ hai nước.

Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã xác định trọn vẹn đường biên giới lãnh hải giữa ta và Trung Quốc ở khu vực ngoài cửa sông Bắc Luân, phân định rõ ràng phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và phạm vi thềm lục địa của hai nước ở Vịnh. Hiệp định đã ghi nhận cam kết của hai bên tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên trong phạm vi các vùng biển của mình. Hiệp định cũng đã đề ra cách giải quyết khi xảy ra trường hợp hai bên chung nhau các mỏ tài nguyên khoáng sản nằm trong Vịnh.

Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ vừa mới ký với Trung Quốc này là Hiệp định phân định biển thứ hai của nước ta (Hiệp định phân định biển đầu tiên là Hiệp định phân định các vùng biển giữa Việt Nam và Thái Lan ký năm 1997 và là Hiệp định phân định biển gần đây nhất ở trong khu vực). Do đó ý nghĩa của Hiệp định này không chỉ dừng lại trong khuôn khổ quan hệ Việt - Trung mà thực sự góp phần vào việc ổn định hòa bình trong khu vực.

Hiệp định hợp tác nghề cá đã góp phần quan trọng đưa đến việc ký kết Hiệp định phân định; thể hiện rõ sự nhân nhượng, thông cảm lợi ích của nhau, phù hợp với phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai"; trong quan hệ hai nước.

(http://www.cpv.org.vn/tccs/022001/6_lecongphung.htm)

Tạp chí Cộng sản
1 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội -
Tel: 8252061, Fax: 8222846 -
19 Phạm Ngọc Thạch, Q3, Tp Hồ Chí Minh -
Tel: 8225768 - Tổng biên tập: Hà Ðăng.


 

 

Bài 2

Về việc ký hiệp định phân định
vịnh bắc bộ và hiệp định hợp tác
nghề cá giữa Việt Nam và Trung quốc

Ngày 25 tháng 12 năm 2000, tại Bắc Kinh Trung Quốc, Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bô Theo yêu cầu của bạn đọc, Tạp chí tóm tắt sự kiện này như sau:
 

A. Về Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ:

Vịnh Bắc Bộ có diện tích 126.250km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310km và nơi hẹp nhất khoảng 220km. Khác với biên giới trên bộ, đường ranh giới trong Vịnh Bắc Bộ giữa ta và Trung Quốc từ trước đến nay chưa được xác định. Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền Pháp và nhà Thanh mới thoả thuận lấy đường kinh tuyến Paris 105 độ 04 3 Ðông (kinh tuyến Greenwich 108 độ 03 13" Ðông) để quy thuộc chủ quyền của các đảo ở khu vực sát cửa sông Bắc Luân.

Do đặc thù của Vịnh chưa phân định, nên toàn bộ Vịnh Bắc Bộ là vùng luôn xảy ra các tranh chấp giữa ta và Trung Quốc, nhất là về thăm dò tài nguyên dầu khí và về đánh cá. Do đó, rất cần đàm phán để ký kết Hiệp định phân định giữa hai nước. Vào những năm 70, ta và Trung Quốc đã có hai cuộc đàm phán về vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ (vào năm 1974 và 1977 - 1978), nhưng chưa có kết quạ

Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, hai Ðảng, hai nước đã quyết định giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, trong đó có vấn đề phân định Vịnh Bắc Bô Với chủ trương đó, ngày 19-10-1993 hai bên đã ký "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa", trong đó quy định về Vịnh Bắc Bộ là "Hai bên sẽ áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp công bằng". Từ đó đến nay, vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ đã được hai bên bàn bạc tại 7 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 3 cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ, 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên và một số vòng họp không chính thức giữa các chuyên viên phân định.

  • Vào năm 1997, nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư Ðỗ Mười thăm Trung Quốc và tháng 2-1999, nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Trung Quốc, lãnh đạo cao nhất của hai Ðảng, hai nước đã thoả thuận tích cực thúc đẩy đàm phán để hoàn thành việc phân định và ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000.
     
  • Trong quá trình đàm phán, hai bên đã căn cứ vào Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển, các nguyên tắc luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế được công nhận, cũng như tính đến các hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, thương lượng hữu nghị để giải quyết vấn đề một cách công bằng, hợp lỵ Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị và Chính phủ hai nước, cuối năm 2000 hai bên đã hoàn thành việc phân định dẫn đến việc ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ vừa qua.
     
  • Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ là hiệp định phân định mang tính tổng hợp. Xác định rõ biên giới lãnh hải của hai nước ở ngoài cửa sông Bắc Luân, cũng như giới hạn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta và Trung Quốc ở trong Vịnh Bắc Bô Về diện tích tổng thể, tính theo mực nước trung bình thì ta được 53,23%, Trung Quốc được 46,77% diện tích Vịnh. Ðường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý (về phía bờ đảo Hải Nam). Ðường đóng cửa Vịnh nối mũi Oanh Ca của Trung Quốc, qua đảo Cồn Cỏ đến bờ biển của Việt Nam. Hiệp định đã khẳng định nghĩa vụ của hai bên tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo đường phân định. Các trường hợp đường phân định đi qua các cấu tạo địa chất có khả năng có dầu khí thì hai bên đã thoả thuận sau này nếu phát hiện thấy dầu khí sẽ hợp tác phân chia lợi ích một cách công bằng khi khai thác.
     

B. Về Hiệp định hợp tác nghề cá ở trong Vịnh Bắc Bộ giữa ta và Trung Quốc.

Vào các năm 1957, 1961 và 1963, ta và Trung Quốc ký các thoả thuận cho phép tàu thuyền đánh cá của hai bên được đánh cá chung trong Vịnh ngoài phạm vi tương ứng 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên. Các thoả thuận này hết hiệu lực vào đầu những năm 70. Trong quá trình đàm phán về phân định, phía Trung Quốc kiên trì đề nghị lập vùng đánh cá chung đồng thời với việc phân định Vịnh. Nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho việc giải quyết vấn đề phân định và trên cơ sở cân nhắc kỹ mọi khía cạnh trong quan hệ hai nước, luật pháp và thực tiễn quốc tế (gần ta nhất là thực tiễn ký Hiệp định vùng đánh cá chung giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa úc và In-đô-nê-xi-a), ta đã đồng ý mở các cuộc đàm phán riêng về vấn đề hợp tác nghề cá giữa hai nước ở trong Vịnh Bắc Bộ từ tháng 2/2000. Tháng 9/2000, nhân chuyến thăm làm việc của Thủ tướng ta tại Trung Quốc, lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ vào cuối năm 2000.

  • Qua 6 vòng đàm phán, hai bên đã thống nhất Hiệp định về hợp tác nghề cá, trong đó nội dung chính là lập vùng đánh cá chung nơi tàu thuyền của cả hai bên đều được đánh bắt theo quy định của Uỷ ban Liên hợp về nghề cá: Vùng đánh cá chung này nằm ở Nam vĩ tuyến 20 (phía Nam đảo Bạch Long Vĩ), có bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía và có tổng diện tích 33.500km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Thời hạn của vùng đánh cá chung là 15 năm. Sau đó, việc hợp tác tiếp tục như thế nào là tuỳ hai bên hiệp thương thoả thuận. Ba nguyên tắc lớn của vùng đánh cá chung là: vùng đặc quyền kinh tế của nước nào thì nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát các tàu cá được phép vào vùng đánh cá chung; sản lượng và số tàu thuyền được phép vào vùng đánh cá chung là dựa trên nguyên tắc bình đẳng căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt, xác định thông qua điều tra liên hợp định ký; mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với nước thứ ba theo các quy định cụ thể của Hiệp định.
     
  • Xuất phát từ tình hình đánh bắt của ngư dân Trung Quốc, hai bên đã đồng ý về dàn xếp quá độ trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi bên nằm ở phía Bắc vĩ tuyến 20 cho phép tàu thuyền hai bên được tiếp tục hoạt động nghề cá trong thời hạn là 4 năm tại khu vực này. Còn ở phía biển sát cửa sông Bắc Luân, hai bên đồng ý lập một khu đệm dài 10 hải lý và rộng 6 hải lý (3 hải lý về mỗi phía kể từ đường biên giới lãnh hải) nhằm tạo thuận lợi cho việc ra vào của tàu thuyền hai bên.
     

C. Việc ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc là sự kiện quan trọng đối với nước ta cũng như quan hệ Việt - Trung.

Với việc ký Hiệp định phân định, ta đã giải quyết dứt điểm được vấn đề thứ hai trong ba vấn đề biên giới, lãnh thổ tồn tại lâu nay với Trung Quốc (biên giới trên bộ, Vịnh Bắc Bộ và Biển Ðông). Việc phân định một cách rõ ràng biên giới lãnh hải phía ngoài cửa sông Bắc Luân, phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh sẽ tạo thuận lợi cho vệc quản lý và duy trì ổn định ở trong Vịnh, góp phần tăng cường sự tin cậy giữa hai bên, thúc đẩy quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai nước.

Tiếp theo việc ký Hiệp ước và giải quyết vấn đề biên giới với Lào, phân định vùng biển với Thái Lan, đang tích cực giải quyết một số vấn đề còn lại về biên giới trên đất liền và đi tới giải quyết vấn đề trên biển với Cam-pu-chia, giải quyết vùng chồng lấn với In-đô-nê-xi-a và đặc biệt là việc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa ta và Trung Quốc năm 1999, việc ký các Hiệp định phân định và hợp tác nghề cá ở trong Vịnh Bắc Bộ là bước tiến mới quan trọng trong việc xây dựng môi trường hoà bình, ổn định xung quanh nước ta, tạo điều kiện cho chúng ta tập trung sức lực vào việc xây dựng và phát triển đất nước.

Việc hai nước Việt Nam - Trung Quốc hoàn thành giải quyết vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ góp phần tích cực vào việc củng cố hoà bình và ổn định ở khu vực./.

(http://www.cpv.org.vn/anpham/tutuong/
032001/13_kyhiepdinh.htm
)