Trích Tạp Chí Cách Mạng Số 22 Của
Ðại Việt Cách Mạng Ðảng

 

Lịch Sử Ðã Minh Chứng
Chủ Quyền Hợp Pháp Của Việt Nam Về Hai
Quần Ðảo Hoàng Sa Và Trường Sa

Lê Tùng Minh

 

Sau hơn 40 năm (1956-2000) bành trướng và xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam (1). Trung Cộng lại lấn tới, vu cáo Việt Nam như là một nước xâm phạm chủ quyền của họ, khi Việt Nam thiết lập bộ máy chính quyền trên quần đảo Trường Sa. Mới đây, vào đầu tháng 3-2001 người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng, Zhu Bangzao, đã lớn tiếng tuyên bố rằng: "Bất cứ hành động đơn phương của nước nào ở Nam Sa (tức Trường Sa) đều là xâm lấn vào chủ quyền của Trung Quốc, và bị xem là bất hợp pháp và vô hiệu". (Reuters)

Ðúng là hành động "vừa ăn cướp vừa la làng", cũng là mầm họa của một cuộc chiến tranh mở rộng vùng kiểm loát lãnh hải trong khu vực biển Ðông trong tương lai, do chính Trung Cộng ngang ngược tiến hành, bất chấp cả Luật Biển (Law of the Sea) đã được Liên Hiệp Quốc thông qua (10-12-1982) và đã được đem ra thi hành từ ngày 16-12-1994 (2).

Hiểm họa do Trung Cộng gây ra ở biển Ðông, thực tế đã giáng lên đầu của đất nước chúng ta! Hoàng Sa và Trường Sa là hai lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam từ xa xưa trong lịch sự Chúng ta cần làm sáng tỏ vấn đề này trước công luận quốc tế, nhằm vạch trần xí đồ chiếm đoạt "của người làm của mình" của Trung Cộng.

Bài nghiên cứu này chỉ là một đóng góp nhỏ cho mặt trận đấu tranh chống sự bành trướng chủ quyền ở khu vực mà Trung Cộng gọi là Ðông Hải.

o0o

 

I. Hoàng Sa (Paracels)

Năm 1820, khi vua Minh Mạng mới lên ngôi, ngài đã quan tâm đến "cái lợi muôn đời" của quần đảo Hoàng Sa một vùng lãnh hải đã thuộc chủ quyền của nước Việt Nam ít nhất là từ thế kỷ 15. Ngài đã truyền dạy như sau: "Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu, không phân biệt được nông sâu. Gần đây, thuyền buôn thường mắc cạn bị hại. Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu lập bia, và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người ta dễ nhận biết, ngõ hầu tránh được mắc cạn. Ðó cũng là việc lợi muôn đời". (3)

Di sản này - Miếu, bia và cây cối, vẫn còn lưu lại trên quần đảo Hoàng Sa cho đến nay, là một trong những bằng chứng cụ thể về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

Ngược dòng lịch sử về trước, vào thời Lê Thánh Tông (1460-1496) nước ta đã có Bản đồ Hồng Ðức, trong đó có ghi nhận vùng lãnh hải Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bản đồ này đã được in lại trong cuốn sử của nhà Nguyễn là Ðại Nam Nhất Thống Chí (4). Ðây là một bằng chứng lịch sử, địa lý cụ thể nhất, minh chứng chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nghiên cứu lại các bản đồ và lãnh hải của nước Trung Hoa phong kiến, và thời nhà Minh ở thế kỷ 15, không thấy có một bản đồ nào, còn lưu lại trong bảo tàng lịch sử của Trung Quốc, đã ghi nhận địa danh của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặt dù trong các sách lịch sử cổ của Trung Quốc có nói đến địa danh Chướng Hải (tức Nam Hải ngày nay), nhưng địa danh đó là chỉ một miền biển ở cách huyện Hải Phòng (tức Quảng Ðông) 50 dặm về phía Nam. Và địa danh Nam Hải, theo cuốn "Tối Tân Thực Dụng Hán Anh Tự Ðiển" do một nhóm học giả Trung Hoa biên soạn, ấn hành ở Hồng Kông vào năm 1971, đã định nghĩa như sau: "Nam Hải: 1. Tên của một huyện ở tỉnh Quảng Ðông, 2. Vùng biển phía Nam, kéo dài từ Ðài Loan thẳng đến Quảng Ðông, 3. Một miền biển giới hạn ở phía Nam của nước Trung Hoa cổ" (5)

Thực tế lịch sử này đã chứng minh một cách xác đáng rằng: Các bản đồ lãnh hải được gọi là Ðông Hải hiện nay của Trung Cộng là được vẽ ra từ sau năm 1949, năm Ðảng Cộng Sản Trung Quốc nắm chính quyền ở cả Trung Hoa Lục Ðịa. Họ đã vẽ theo xí đồ bành trướng chủ quyền ở biển Ðông. Theo các bản đồ lãnh hải mới vẽ này, Trung Cộng đã có chủ quyền trên 80% vùng biển Ðông. Thật là ngang ngược. Họ đã bất chấp công ước Quốc Tế về Luật Biển đã thông qua ở Genève vào năm 1954. Theo công ước này: Lãnh hải và vùng tiếp cận thêm lục địa của một quốc gia có duyên hải phải được tính từ đất liền kéo dài đến 200 hải lý ở ngoài biển khơi.

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là một đảo nằm ở ngoài khơi biển Ðông, đối diện với bờ biển của các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần của tỉnh Quảng Ngãi. Vùng lãnh hải này ngày xưa có tên là Bãi Cát Vàng (đã có ghi rành rành trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Ðôn, ở cuối thế kỷ 18, vào lúc chúa Trịnh đã chiếm xong Phú Xuân, đuổi chúa Nguyễn Phúc Thuần và cháu là Nguyễn Phúc Ánh chạy vào Gia Ðịnh năm 1775).

Theo các tài liệu địa lý biển Ðông của nhiều nhà địa lý học đã nghiên cứu và công bố rộng rãi (trong đó có cả Bản Tuyên Bố Về Ðường Căn Bản Lãnh Hải (Declaration on baseline of Territorial Waters) của chính phủ CHXHCN Việt Nam, ngày 12-11-1982) thì khoảng cách giữa quần đảo Hoàng Sa và đất liền Việt Nam, nơi gần nhất là 123 hải lý (tính từ đảo Tri Tôn vào đến Cù Lao Ré) và nơi xa nhất là 135 hải lý (tính từ đảo Tri Tôn vào đến mũi Ba Làng An, còn gọi là Cap Batangan). Trong khi đó khoảng cách giữa quần đảo Hoàng Sa và lục địa Trung Quốc ít nhất là 235 hải lý (6).

Thực tế về khoảng cách địa lý này của quần đảo Hoàng Sa đối với đất liền Việt Nam, lại thêm một bằng chứng cụ thể và xác đáng về chủ quyền của Việt Nam, đối với quần đảo Hoàng Sa. (Theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc). Còn về tài liệu lưu trữ từ vào giữa cuối thế kỷ 17, Việt Nam cũng có cuốn "Thiên Nam Tứ Chí Lộ Ðồ Thư" (1630-1653) của Ðồ Bá đã ghi chép về địa lý của quần đảo Hoàng Sa.

o0o

Trước khi dẫn chứng thêm các tài liệu lịch sử của Phương Tây có liên quan đến vùng lãnh hải Việt Nam trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, chúng tôi xin tóm lược tiến trình quan hệ giữa phương Tây và phương Ðông vào cuối thế kỷ 16, trong đó có quan hệ đến Việt Nam, đến quần đảo Hoàng sa của Việt Nam.

Theo dòng lịch sử thế giới, chúng ta được biết: Vào thế kỷ 15, 16 trong số các nước phương Tây, Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha là hai nước phát triển sớm nhất. Và Bồ Ðào Nha là nước phương Tây đầu tiên bành trướng thế lực sang phương Ðông. Nhưng vào cuối thế kỷ 16, Bồ Ðào Nha phải nhường bước cho Hòa Lan ở phương Ðông.

Hòa Lan là một nước có nền công thương nghiệp phát triển sớm và sau cuộc cách mạng vào cuối thế kỷ 16, Hòa Lan đã trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên, vượt qua Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha, chiếm địa vị thứ nhất trong nền thương mại thế giới vào thế kỷ 17. Công Ty Ðông Ấn Hòa Lan (Companie Hollandaise des Indes Orientales) (7) thành lập vào năm 1602 là công cụ để Hòa Lan phát triển sang châu Á. Trong hồ sơ lịch sử lưu tồn về bản đồ về Ðông Duơng đầu tiên (Carte de la peninsula Indochinoise) được ấn hành vào năm 1595 do nhà địa lý gốc Hoà Lan Frère Van Langren thực hiện. Và cũng lần đầu tiên vùng lãnh hải Hoàng Sa của Việt Nam đã xuất hiện trên bản đồ này với cái tên Hòa Lan là Paracels (có nghĩa là đá ngầm) (8). "Bản đồ Ðông Dương" của Frère Van Langren đã mở đường cho thương nhân Hòa Lan vào Ðông Dương, mà trước hết là vào Việt Nam. Ở thế kỷ 17 Hoà Lan đã đến buôn bán và lập một số thương điếm ở Việt Nam, trong đó có Hội An (Faifo) thuộc tỉnh Quảng Nam. Quần đảo Hoàng Sa đã gắn liền với câu chuyện đắm tàu của Hòa Lan trong lịch sử vào năm 1634. Nguyên là vào ngày 20-1-1634, có 3 chiếc tàu buôn của Công ty Ðông Ấn Hòa Lan có tên là Veenhuisen, Schagen và Grootebroek, đồng khởi hành từ Nam Dương (Batavia) để đến Ðài Loan (Formose). Sang ngày 21-7 ba chiếc tàu nói trên đã đến lãnh hải Việt Nam, tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, thì gặp phải một trận bão lớn. Chiếc Veenhuisen đã vượt qua được và đến Ðài Loan vào ngày 2-8-1634, và chiếc Schagen cũng thoát hiểm để đến Ðài Loan vào ngày 10-8-1634.

Chỉ riêng có chiếc Grootebroek là không vượt qua được trận bão biển, nên đã bị chìm gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, ngang với bắc vĩ tuyến 17. Theo tập "Ký Sự Batavia" (Journal de Batavia) của Công ty Ðông Ấn Hòa Lan năm 1635, đã cho biết chiếc Grootebroek đã bị chìm hẳn và 9 thủy thủ đã biệt tích. Thuyền trưởng Huijch và 62 thủy thủ khác thoát được, và họ đã cứu hơn 1/2 số hàng trị giá 82.995 Florins (tiền Hòa Lan) trong tổng số hàng trị giá 153.600 Florins. Sau cơn bão, thuyền trưởng Huijch và 12 thủy thủ đi thuyền nhỏ vào đất liền để nhờ chính quyền địa phương của xứ Ðàng Trong (miền Nam Việt Nam) cho thuyền lớn ra cứu 50 thủy thủ còn lại đang ẩn núp tại quần đảo Hoàng Sa để tránh bão.

Câu chuyện đắm tàu Hòa Lan Grootebroek còn nhiều gút mắc với chính quyền địa phương của xứ Ðàng Trong vào cuối đời chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên. Nhưng tới đời chúa Thượng Nguyễn Phước Lan (1635-1648) đã giải quyết êm đẹp - Viên chức cướp đoạt tài sản của thương thuyền Grootebroek đã bị "xử trảm và phanh thây". Vì vậy, năm 1636, Công ty Ðông Ấn Hà Lan đã chính thức đặt thương điếm tại Hội An là vậy.

Qua sự kiện này, một câu hỏi được đặt ra cho nhà cầm quyền Trung Cộng là: Nếu quần đảo Hoàng Sa lúc ấy là của Trung Quốc thì tại sao các thương nhân Hòa Lan lại không nhờ chính quyền nhà Mãn Thanh giải quyết, mà lại nhờ Việt Nam? Bằng chứng thêm chủ quyền hợp pháp của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa.

Sự thật vẫn là sự thật!

Lịch sử bao giờ cũng là bằng chứng hùng hồn nhất!

Suốt gần 2 thế kỷ sau (1634-1816) nhà Mãn Thanh (Trung Quốc) vẫn không có một sử liệu nào đề cập đến quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Trong khi đó vào năm 1816 vua Gia Long (triều Nguyễn - Việt Nam) đã tiếp tục sự nghiệp của các triều đại trước, chính thức tiếp quản quần đảo Hoàng Sa. Sự thật đã được Ðức Giám Mục Tabert (Pháp) phản ảnh như sau: "Quần đảo mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa) gồm rất nhiều hòn đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên giữa những bãi cát, làm cho những kẻ đi biển rất e ngại, đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Ðàng Trong... Hoàng đế Gia Long đã chú tâm gắn thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó (Hoàng Sa) vào cái vương miện của ngài. Vì vậy, mà ngài thấy đúng lúc đã thân chinh vượt biển để tiếp quản quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816, mà ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Ðàng Trong" (10). Và ông Jean Baptiste (1769-1825) cũng đã phản ảnh sự kiện "vua Gia Long cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816" trong cuốn "Mémoire sur la Cochinchine" ấn hành ở Huế vào năm 1923.

Trải qua 5 thế kỷ - từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20, quần đảo Hoàng Sa liên tục thuộc về chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Ðó là sự thật. Một sự thật chính danh trong lịch sử. Không có ngòi bút nào có thể sửa đổi sự thật này: Không có tấm hải đồ giả tạo nào bôi xóa được chủ quyền hợp pháp của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa.

Ðến thế kỷ 20, dù Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, nhưng cả hai vùng lãnh hải Hoàng Sa và Trường Sa cũng vẫn gắn liền với số phận của tổ quốc Việt Nam. Bởi vì khoa hải học đã chứng minh một cách chính xác rằng: "Quần đảo Hoàng Sa nằm trên một cao nguyên chìm dưới biển và dính liền với lục địa Việt Nam". Ðây là một bằng chứng khoa học càng sáng tỏ hơn giá trị lịch sử về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Ðúng như lời kết luận của tiến sĩ Krempt, Giám dốc Hải Học Viện Ðông Dương, rằng: "Về phương diện địa chất, những đảo Hoàng Sa là một phần của Việt Nam". Các nhà nghiên cứu hải học, như ông Oliver A. Saix và ông Marcel Beauvoix đều có kết luận như vậy. (11)

Ngoài bằng chứng về khoa địa chất học, còn có thêm bằng chứng về sự quản trị quần đảo Hoàng Sa của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam nữa. Ðó là, từ năm 1920 Nha Thương Chánh (Douanes) đã tổ chức những cuộc tuần du xung quanh quần đảo Hoàng Sa để ngăn ngừa buôn lậu. Ðó là, năm 1925 Hải Học Viện Nha Trang đã cử một phái đoàn các nhà hải học ra quan sát Hoàng Sa để nghiên cứu tường tận tại chổ. Ðó là, nhà cầm quyền Pháp đã thiết lập một địa lý hành chính cho quần đảo Hoàng Sa, được gọi là "Delegation Administrative des Paracels", sát nhập vào tỉnh Thừa Thiên (6-1932). Và chính quyền Pháp cũng đã cho phép một số công ty Nhật Bản được quyền khai thác phosphate tại quần đảo Hoàng Sa. Những việc làm công khai này của chính quyền Pháp tại sao không thấy vương triều Mãn Thanh phản đối? Bởi một lý do dễ hiểu là Quần đảo Hoàng Sa không phải thuộc về chủ quyền của Trung Quốc, mà là thuộc về chủ quyền của Việt Nam.

Tóm lại, các sử gia và các nhà pháp lý học của Trung Cộng có cố tình bẻ cong ngòi bút, làm trái lương tâm trí thức, vâng lệnh Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, viết lại lịch sử, vẽ lại bản đồ, thực hiện mưu đồ chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chỉ để cho thế giới cười chê mà thôi. Bằng cách nào họ cũng không xóa được bằng chứng về lịch sử và địa lý chính xác của quần đảo Hoàng Sa - một quần đảo thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam suốt thời nhà Lê (thế kỷ 15) cho đến trước khi Trung Cộng xua quân xâm chiếm Hoàng Sa (20-1-1974).

Tấm bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa tuy đã bị Trung Cộng đập phá. Nhưng ở trong sách sử cũng như ở Viện Bảo Tàng của Việt Nam vẫn còn lưu lại rõ ràng. Tấm bia chủ quyền thời Gia Long (1816) còn ghi rõ như sau:

Répubique Francaise
Empire d'Annam
Archipel des Paracesl
1816 - Ile de Pattle - 1938

Cùng với bia chủ quyền, sắc lệnh số 174/NV ngày 13-7-1961 của Tổng Thống VNCH đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam (thay vì thuộc Thừa Thiên như thời Pháp thuộc) là những bằng chứng pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

 

II. Trường Sa (Spartly Archipelagoes)

Sau gần 40 năm lấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, Trung Cộng lại tiến hành việc lấn chiếm quần đảo Trường Sa (1995 đến nay). Ðã lấn chiếm vùng lãnh hải của Việt Nam mà Trung Cộng còn "đánh trống la làng" là Việt Nam đã "xâm phạm chủ quyền" của Trung Quốc, và đòi Việt Nam phải "làm sáng tỏ lập trường về Trường Sa"?

Quần đảo Trường Sa hiện nay đang là một vùng lãnh hải có sự tranh chấp của nhiều nước:

  1. Vùng Trung Cộng đang tranh chấp với Việt Nam là vùng lãnh hải nằm về phía Tây của đảo Trường Sa (gọi tắt là Tây Trường Sa). Tây Trường Sa là vùng lãnh hải nằm gần bờ biển Việt Nam nhất (so với các đảo khác ở phía Ðông của quần đảo Trường Sa).

    Ðảo Trường Sa là hòn đảo lớn và quan trọng nhất của vùng lãnh hải Tây Trường Sa. Người Pháp gọi đảo này là Ðảo Bão Tố (Ile de Tempête). Nằm giữa những bãi và đá của vùng Tây Nam Trường Sa, đảo Trường Sa có một diện tích rộng khả dĩ có thể lập được một phi đạo chiến thuật (phi đạo ngắn). Trước năm 1970, quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã cố đồn trú và bố phòng ở đảo này. Sau năm 1975, quân đội nhân dân của CHXHCNVN đã xây dựng căn cứ quân sự, xây cầu tàu và bến đậu cho tàu thuyền cập bến. Hải quân của CHXHCNVN đã có một lực lượng đồn trú thường xuyên tại đảo này, là cái gai trong mắt của Trung Cộng hiện nay.

    Tính cho đến hết cuối năm 2000, hải quân CHXHCNVN, ngoài việc xây cầu tàu, còn thiết lập được một hệ thống hải đăng trên các đảo của Tây Trường Sa và chánh phủ CHXHCNVN cũng đã thiết lập xong bộ máy chính quyền để quản trị cả vùng lãnh hải của quần đảo Trường Sạ Chính vì thế mà Trung Cộng đã la hoảng là "Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc". Ðúng là vừa ăn cướp vừa la làng! (như một phiếm luận của một ký giả Phương Tây).
     
  2. Vùng 5 nước tranh chấp chủ quyền với Việt Nam (12) là vùng ở phần cực nam quần đảo Trường Sa. Vùng này phần nhiều là đảo thật nhỏ.

    Ðảo An Bang (tức Amboyna Cay) là đảo lớn nhất trong vùng cực nam Trường Sa. Bờ biển của Trung Cộng nằm cách xa đảo này đến 1000 hải lý, thế nhưng họ vẫn liên tục đòi chủ quyền và đang tìm cách lấn chiếm.

    Vị trí quan trọng thứ hai bên cạnh đảo An Bang là Bãi Thuyền Chài (tức Barque Canada Shoal) nên hải quân CHXHCNVN đã có mặt trên bãi này từ mấy năm nay để khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Vùng lãnh hải này đang diễn ra sự tranh chấp chủ quyền khá phức tạp. Ngoài hải quân Việt Nam trú đóng ở Bãi Thuyền Chài từ 40 đến 60 hải lý.
     
  3. Vùng tranh chấp giữa Trung Quốc, Phi Luật Tân, Ðài Loan và Việt Nam ở trung tâm và phía Nam của quần đảo Trường Sa. Ðây là một vùng đảo, hòn rộng lớn nhất và có nhiều hòn đảo lớn trong quần đảo Trường Sa.

    Trong vùng lãnh hải đang tranh chấp gay gắt này, Ðảo Ba Bình (tức đảo Itu Buba) là một hòn đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa. Ðài Loan đã đưa hải quân chiếm đảo này từ tháng 6-1946. Nhưng, Ðài Loan lại rút quân ra khỏi đảo Ba Bình vào năm 1950. Ðến tháng 5-1951 hải quân Ðài Loan lại tái chiếm Ba Bình, khi nghe tin Phi Luật Tân đang khám phá tài nguyên của quần đảo Trường Sa. Ðài Loan đã đưa một tiểu đoàn thủy quân lục chiến trú đóng thường xuyên ở Ba Bình. Họ đã biến Ba Bình thành một căn cứ quân sự hoàn chỉnh, có cả phi đạo chiến thuật hiện đại nhất so với các căn cứ của Việt Nam ở đảo Trường Sa. Xét trong lịch sử hiện đại, Việt Nam giữ chủ quyền đảo Ba Bình từ thời nhà Nguyễn, cho đến thời Pháp thuộc (1884-1945). Nhưng khi có sự biến cách mạng tháng 8-1945 và cuộc chiến tranh Việt Pháp (1954-1946) thì Ðài Loan nhân cơ hội đó, đưa quân chiếm đảo Ba Bình.

    Nếu Ba Bình là hòn đảo lớn nhất, thì hòn đảo Nam Yết là hòn đảo cao nhất của quần đảo Trường Sa. Có nhiều tài liệu nói về chiều cao của hòn đảo quan trọng này - 61 feet hoặc 20 mét hay thấp hơn - nhưng vẫn chưa xác định cụ thể, nhưng chắc nhắn là cao hơn các đảo khác trong cả quần đảo Trường Sa. Nam Yết nằm đối diện với Ba Bình về hướng Bắc - nơi có cây dựng cầu tàu của đảo Nam Yết.

    Việt Nam đã có chủ quyền từ lâu tại đảo Nam Yết. Ðến thời Việt Nam Cộng Hòa đã có xây dựng hệ thống công sự phòng thủ khá kiên cố trên đảo Nam Yết. Bộ chỉ huy quân sự của hải quân VNCH ở quần đảo Trường Sa vào những năm 1974-1975 đã đặt tại Nam Yết. Nam Yết là một vị trí quân sự tốt nhất để canh phòng mọi hoạt động của Ðài Loan ở Ba Bình và cả Phi Luật Tân ở khu Ðông Bắc quần đảo Trường Sa. Nhưng hiện nay hải quân CHXHCNVN lại không lập Bộ Chỉ Huy quân sự của cả quần đảo ở Nam Yết, mà chỉ để một toán canh phòng thôi.

Ðể mở đầu thực hiện âm mưu bá chiếm quần đảo Trường Sa, tháng 1-1988, Trung Cộng xua quân tiến chiếm hòn Ðá Chữ Thập (Fierry Cross Reef). Hòn Ðá Chữ Thập cách đảo Trường Sa (13) (Thuộc khu vực Tây Trường Sa) là 80 hải lý về phía Ðông Bắc. Hiện nay Trung Cộng đã đặt tại đây một trụ sở tổng chi huy quân trú phòng của họ ở quần đảo Truờng Sa. Rõ ràng là Trung Cộng đã thách thức trắng trợn đối với chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Truờng Sa. Mầm mống chiến tranh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào ở vùng lãnh hải quan trọng này - Trường Sa, Ðá Chữ Thập. Và thực tế đã xảy ra một trận thủy chiến ở khu vực này vào giữa năm 1988, giữa Trung Cộng và CHXHCNVN (Kết quả: CHXHCNVN đã bị đánh chìm 2 chiến hạm, thiệt hại 70 người.)

Có một khu vực đã diễn ra sự tranh chấp vô cùng gay cấn giữa Việt Nam và Trung Cộng, đó là khu vực nhóm đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island). Nhóm đảo này (gồm 6 hòn) có một vòng đai san hô có tên là Union Reefs. Từ năm 1970, hải quân VNCH đã đồn trú ở đâỵ Và hiện nay hải quân CHXHCNVN cũng đang đồn trú đóng ở đây. Cho nên, có những nơi hai bên Trung Việt trú đóng chỉ cách nhau có 3 hải lý. Ðặc biệt quân của hai bên cùng trú đóng trên một bãi đá ngầm nhỏ có tên là Johnson Reefs - Việt Nam ở đầu phía Bắc, tại hòn đá Co-lin. Trung Cộng ở đầu Nam, tại hòn đá Gác Ma. Như vậy, sự tranh chấp về chủ quyền lãnh hải ở vùng này của quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam với Ðài Loan và Phi Luật Tân, nhưng tình hình căng thẳng nhất là giữa Trung Cộng với Vìệt Nam. Chiến tranh lãnh hải ở vùng quần đảo Trường Sa có thể bốc cháy bất cứ lúc nào.

Sự tranh chấp về chủ quyền lãnh hải ở vùng này của quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam với Ðài Loan và Phi Luật Tân đang chỉ ngấm ngầm, bởi vì cả Ðài Loan và Phi Luật Tân (nhất là Phi Luật Tân) cũng đang bị Trung Cộng thực hiện chiến thuật lấn chiến từ từ (bắt đầu từ mùa xuân 1995 với hành động chiếm cứ hòn đá ngầm Vành Khăn, của Trung Cộng).

Phi Luật Tân cũng không chịu lép vế. Họ đã dùng chiến thuật "đàm phán công khai", bất ngờ tấn công bằng quân sự để cho Trung Cộng không kịp trở tay. Chẳng hạn như, vào cuối tháng 3-1995, sau khi Trung Cộng đã chiếm hòn đá ngầm Vành Khăn, Phi Luật Tân bắt đầu thương thuyết với Trung Cộng tại Bắc Kinh. Trong khi cuộc thương thuyết chỉ mới tiến hành có một ngày, thì bất ngờ Phi Luật Tân cho hải quân tiến đến vùng đá ngầm ngoài khơi đảo Palawan, đồng thời cho không quân dội bom tàn phá các công trình xây cất của Trung Cộng trên các bãi ngầm Jackson... Lãnh hải quan trọng nhất của Phi Luật Tân ở trong vùng tranh chấp này là bãi Cỏ Rong (Reed Tablemount). Bao quanh Bãi Cỏ Rong, có Bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shoal). Bãi Cá Ngựa (Sea Horse Shoal) và bờ biển Palawan, đã được chính phủ Phi Luật Tân cho chia lô và thăm dò dầu khí.

Bãi Cỏ Rong dài hơn 100 hải lý, và rộng đến 70 hải lý. Tài nguyên dầu khí ở đây là nguồn lợi lớn lao nhất của quốc gia Phi Luật Tân. Nhưng, chủ quyền của Phi Luật Tân ở Bãi Cỏ Rong cũng đang bị Trung Cộng tìm cách lấn chiếm. Qua một số sự kiện điển hình trên dây cho chúng ta thấy tính chấp phức tạp của vùng lãnh hải Trường Sa. Không phải toàn bộ quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Nhưng phải khẳng định rằng Việt Nam có chủ quyền một vùng lãnh hải rộng nhất trong khu vực quần đảo Trường Sa.

Chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa đã được minh chứng một cách xác đáng cả về hai phương diện địa lý và lịch sử.
 

Về địa lý:

Quần đảo Trường Sa nằm về phía Nam của Biển Ðông (đã được ghi trong Bản Ðồ Hồng Ðức vào thời Lê Thánh Tông, (1470-1498), cách Vũng Tàu 350 hải lý, cách Cam Ranh 250 hải lý. Theo một tài liệu của nước ngoài - "Stanford Journal of International Law", Spring 1992 - thì quần đảo Trường Sa đã có hơn 500 hòn đất, đá, bãi riêng biệt (14)

Chiều dài nhất của quần đảo Trường Sa (tên quốc tế gọi là Spratly Archipelagoes) là 500 hải lý, tính từ Bãi Cỏ Rong (Reed Tablemount) ở cực Ðông - Ðông Bắc của quần đảo đến Bãi Tứ Chính (Vanguard Bank) ở cực Tây - Tây Nam của quần đảo.

Bãi Tứ Chính (15) nằm sát thềm lục địa Việt Nam. Vùng lãnh hải được gọi là Tây Trường Sa là vùng gần bờ biển Việt Nam nhất so với các vùng lãnh hải của quần đảo Trường Sa. Vùng Tây Trường Sa có 6 bãi và đá chính sau đây: Bãi Tứ Chính (Vanguard Bank), Bãi Quế Ðường (Grainger Bank), Bãi Phúc Tân (Prince Wales Bank), Bãi Phúc Nguyên (Prince Consort Bank), Bãi Huyền Trân (Alexandra Bank), Bãi Vũng Mây (Rifleman Bank) và Ðá lát (Lađ Reef). Các địa danh đã có trong bản đồ lãnh hải của Việt Nam Từ thời Lệ (15) Hiện nay hải quân CHXHCNVN đang trú đóng trên toàn vùng lãnh hải Tây Trường Sa, và phòng thủ, chống lại sự lấn chiếm của Trung Cộng. Nguồn dầu khí của Vùng lãnh hải Tây Trường Sa có một trữ lượng rất lớn. Ðó chính là miếng mồi ngon đã làm cho Trung Cộng không đè nén được lòng tham không đáy của họ. Vì vậy, Trung Cộng đã bịa ra cái gọi là Nam Hải bao gồm cả Trường Sa. Nhưng, sự bịa đặt vô căn cứ đó đã bị dư luận quốc tế vạch trần. Chẳng hạn như trong tác phẩm "La Souverainetée des Archipels Paracels et Spratleys" luật gia Monique Chemillier - Gendreau đã khẳng định rằng: "Nam Hải của Trung Quốc chỉ kéo ngang đến đảo Hải Nam mà thôi, và không thể kéo dài tới các vùng quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam." (16)
 

Về lịch sử:

Chủ quyền của Việt Nam tại nhiều khu vực lãnh hải trong vùng quần đảo Trường Sa đã được lịch sử minh chứng liên tục ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay.

Các sách xưa của Việt Nam như "Hoàng Việt Nhất Dư Ðịa Chí" của Lê Quang Ðịnh, "Hoàng Việt Ðịa Dư Chí" của Phan Huy Chú, "Phủ Biên Tạp Lục" "Ðại Nam Nhất Thống Chí" của Sử Quán triều Nguyễn... đều có những ghi chép về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bản đồ Hồng Ðức thời Lê Thánh Tôn (1470-1498) đã có chỉ rõ vị trí quần đảo Truờng Sa nằm ngoài khơi Biển Ðông là vùng lãnh hải của Việt Nam.(17)

Theo "Phủ Biên Tạp lục" của nhà bác học Lê Quý Ðôn (1726-1784) thì từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1615) đã cho thành lập các đội hải binh tuần phòng các vùng lãnh hải của Việt Nam: Ðội Hoàng Sa chịu trách nhiệm quần đảo Hoàng Sa. Ðội Bắc Hải chịu trách nhiệm quần đảo Trường Sa. Ngoài việc tuần tra, canh phàng bảo vệ lãnh hải, hai đội này còn có nhiệm vụ thăm dò và khai thác sản vật ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thực tế lịch sử này đã minh chứng rằng từ đầu thế kỷ 17, Việt Nam đã nắm quyền làm chủ ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngành khảo cổ học của Việt Nam, qua các cuộc điều tra và khai quật tại các đảo Trường Sa lớn, Nam Yết, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn Lớn, Phan Vinh... thuộc quần đảo Trường Sa, đã tìm được nhiều di vật gốm, sứ của Việt Nam từ thế kỷ 17, 18, và 19, đã khẳng định sự có mặt liên tục của người Việt Nam ở quần đảo Trường Sa suốt hơn 3 thế kỷ qua (không hề thấy vết tích của người Trung Hoa hay Phi Luật Tân, Mã Lai Á hay Brunei). Qua việc nghiên cứu và thẩm định các di vật khảo cổ đã tìm thấy trong các cuộc khai quật trên quần đảo Trường Sa những năm gần đây. Các nhà khảo cổ Việt Nam đều nhận định rằng: "Những chứng tích khảo cổ học về sự sinh sống và những hoạt động trên biển của người Việt trên đảo Trường Sa trong nhiều thế kỷ đã qua, đã thêm bằng chứng khoa học, xác định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Truờng Sa". Khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp (1884-1945) thì người Pháp vẫn tiếp tục thực hiện chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Một số hoạt động điển hình của chính quyền Pháp tại quần đảo Trường Sa là:

Năm 1927, tiến sĩ A. Krempt, Giám đốc Viện Hải Dương Học Ðông Dương, sau chuyến thăm dò và khảo sát quần đảo Hoàng Sa, đã tiến hành khảo sát địa và thăm dò trữ lượng phosphate tại quần đảo Trường Sa.

Năm 1930, chính quyền Pháp ở Ðông Dương chính thức cử một phái đoàn ra căn cứ chủ quyền tại quần đảo Trường Sạ Năm 1933, toàn quyền Ðông Dương đã ký nghị định sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.

Ðặc biệt là việc xây dựng Hải Học Viện Nha Trang của Pháp, và sau năm 1956 đã trở thành một cơ sở nghiên cứu hải học có tầm cỡ quốc tế của Việt Nam Cộng Hòa Hải Học Viện Nha Trang đã có những đóng góp vào việc nghiên cứu, phát hiện tiềm năng dầu khí của Việt Nam ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Ðến những năm 1946-1954, mặc dù Việt Nam chưa hoàn toàn độc lập, nhưng các nội các của chính phủ Cộng Hòa Nam Kỳ - từ thời Thủ Tướng Nguyễn Văn Thinh (1946) đến thời thủ Tướng Bửu Lộc (1954) - cũng đã có quan tâm đến việc thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cụ thể: Tại hội nghị San Francisco (1951) Thủ Tướng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Việt Nam đã long trọng tuyên bố công khai trước mặt của phái đoàn 51 quốc gia, rằng: "Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về chủ quyền của Việt Nam", và không có quốc gia nào lên tiếng phản đối. Ðây cũng là một bằng chứng pháp lý quốc tế về chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vào thời Việt Nam Cộng Hoà luôn luôn có mặt ở hai vùng lãnh hải này, để tuần phòng, bảo vệ lãnh hải, và làm công việc hỗ trợ cho các đoàn chuyên viên nghiên cứu và thăm dò tài nguyên ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhờ vậy, nên có những kết quả như sau:

  • Báo cáo chuyên đề về thực vật ở Hoàng Sa - Trường Sa của ông Lê Văn Hội (1957)
     
  • Tường trình về tiềm năng phân bón ở Hoàng Sa của Lê Thị Ngọc Thanh (1957)
     
  • Nghiên cứu về phosphate ở Hoàng Sa của ông Trần Bửu Châu 1973)
     
  • Tường trình cuộc thám sát đảo Nam Yết (Trường Sa) của ông Trịnh Tuấn Anh (1973)

Nhưng công việc nghiên cứu quy mô và có tầm vóc quốc tế là việc thực hiện Chương Trình NAGA. Ðó là chương trình nghiên cứu, khảo sát trên biển, dọc theo hành lang thềm lục địa phía Nam vĩ tuyến 17 qua đến Vịnh Thái Lan (bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa). Công việc nghiên cứu hải dưong học quy mô này kéo dài từ 1959 đến 1961, với sự hợp tác của các khoa học gia Việt Nam cùng với các chuyên gia Hoa Kỳ và Thái Lan.

Riêng về mặt hành chánh, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã ra hai sắc lệnh rất quan trọng, là những bằng chứng pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa:

  • Sắc lệnh số 34/NV, ngày 29-11-1959, do Tổng thống VNCH ký, quyết định sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa cũ).
     
  • Sắc lệnh số 174/NV, ngày 13-7-1961 do Tổng thống VNCH ký, quyết định sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam (thay vì Thừa Thiên như thời Pháp thuộc).

o0o

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc chủ quyền của Việt Nam ít nhất từ thế kỷ 15, với những bằng chứng lịch sử hiển nhiên đã được ghi trong Bản Ðồ Hồng Ðức (thời nhà Lê). Bằng chứng lịch sử đó còn ghi trong nhièu sách sử của Việt Nam (từ thời Lê đến thời Nguyễn), cũng như đã tìm thấy trên hai quần đảo này, cộng với nhiều công trình nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa của giới chuyên gia quốc tế, đều cho thấy rõ ràng là: Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu trong lịch sử, ít nhất là suốt hơn 5 thế kỷ qua.

Còn nếu xét theo thỏa ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) được công bố vào ngày 10-12-1982, và được đưa ra thi hành từ ngày 16-11-1994, thì nước Việt Nam cũng đủ điều kiện để thực hiện chủ quyền trên hai vùng lãnh hải của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo luật pháp quốc tế.

Cho dù Trung Cộng có cho vẽ lại bản đồ, cho công bố tài liệu giả, và dùng hành động quân sự để lấn chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trong suốt nửa thế kỷ qua, cũng chỉ làm cho dân tộc Trung Hoa bị xúc phạm trước công luận quốc tế là vì lòng tham tài nguyên trên biển mà Trung Cộng bất chấp cả pháp lý và lương tâm chân chính của nền văn minh nhân loại.

Tất cả những cố gắng trước đây của Liên Hiệp Quốc trong suốt cả thế kỷ để đưa toàn thế giới ngồi lại với nhau trong một sự nhất trí vững chắc về biển cả đã tan vỡ vì cuồng vọng xâm chiếm Biển Ðông của Trung Cộng trong nửa thế kỷ qua. Biển Ðông nói chung, vùng lãnh hải Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nói riêng, đã và đang nổi sóng, có thể trở thành bão tố vào bất kỳ lúc nào. Ngòi nổ chiến tranh cục bộ trên biển Ðông sẽ đưa đến cuộc chiến tranh Thái Bình Dương đang được Trung Cộng châm lửa.

Ðồng thời với việc kêu gọi quốc tế phải bằng mọi cách ngăn chặn nguy cơ chiến tranh đó, dân tộc Việt Nam không thể thụ động "yêu cầu đối thoại" với Trung Cộng, mà phải chủ động, tích cực chuẩn bị giáng trả cho kẻ xâm lược những đòn đích đáng, theo truyền thống anh hùng của Trần Hưng Ðạo Bình Nguyên:

Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái Bình nên gắng sức
Non nước cũ ngàn thu

(thơ Trần Quang Khải)

Lê Tùng Minh
 

Chú Thích:

(1) Năm 1956, khi thực dân Pháp rút ra khỏi Việt Nam, Trung Cộng liền xua hải quân chiếm đóng nhóm đảo Tuyên Ðức thuộc phía Tây Hoàng Sa. Ngày 20-1-1974, thừa cơ quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam, Trung Cộng lại xua hải quân tiến chiếm nhóm đảo Nguyệt Thiềm thuộc phía Ðông Hoàng Sa. Và hiện nay Trung Cộng đã thiết lập căn cứ hải quân, xây dựng phi trường, đưa quân chiếm đóng cả khu vực Hoàng Sa. Vào năm 1983, Trung Cộng cho vẽ lại bản đồ lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mở rộng khu vực, bao gồm bờ biển Phi Luật Tân, Tây giáp bờ biển Mã Lai Á. Họ gọi đó là "Miền Ðông Hải" của Trung Quốc.

Ðến ngày 25-1-1992, Trung Cộng ngang ngược thông qua một đạo luật, tuyên bố rằng: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa đều thuộc chủ quyền của Trung Quốc, vì vậy những tàu của bất cứ nước nào đi ngang qa hai vùng lãnh hải này đều phải xin phép Trung Quốc.

(2) Luật Biển - nói cho chính xác hơn là Thỏa ước UNCLOS (United Nations Convention on the law of Sea) đã được thông qua tại Montego Bay - Jamaica, có 159 quốc gia quốc tế đã pháp biểu như sau: "Thỏa ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển là điều cận kề nhất mà loài người chúng ta có thể tiến đến với nhaụ Mục tiêu đó nay đang trong tầm tay". (Theo "The American Journal of International law", Vol. 88, july 1994, page 499)

(3) Sử Quán Triều Nguyễn - Ðại Nam thực lục (chính Biên), Ðệ nhị kỳ, quyển 104, bản chữ Hán in vào đời Nguyễn - Bản dịch do nhà xuất bản Sử học thuộc Ủy Ban Khoa Học Xã Hội ấn hành, Hà Nội, 1962-1971.

(4) Tham khảo Bản Ðồ Hồng Ðức đã được in lại trong cuốn Ðịa Lý Biển Ðông với Hoàng Sa và Trường Sa của Vũ Hữu San, tr. 111

(5) Xem "A New Pratical Chinese-English Dictionary", edition in chief: liang Shi-Chiu, editors: Chu Liang-Chen, David Shao, Feffreg C. Tung, Chung Lu-Shen - The Far East Bơk Cọ Ltd, Hong Kong 1971, page 121, Column 2

(6) Tham Khảo "Ðịa Lý Biển Ðông với Hoàng Sa và Trường Sa" của Vũ Hữu San, nhà in Hương Quê, Fremont, CA 94539, năm 1994.

(7) Theo quan niệm của người Phương Tây lúc bấy giờ, Ðông Ấn là chỉ chung các nước phương Ðông bao gồm Ấn Ðộ, các nước Ðông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản.

(8) Tham khảo bài "Les Portugois sur les côtes du Vietnam et du capa" của Peirre Y, Manguin, đăng trong BEFEO năm 1972, trang 74. Nhưng theo "Dictionnarire de Bibligographie generale ancienne et moderne de l'Indochine Francaise" của giáo sư Ạ Brébion, ấn hành vào năm 1935, thì Paracels là tên một chiếc tàu của Công ty Ðông Ấn Hòa Lan. (theo nguồn tài liệu sưu khảo của học giả Thái Văn Kiễm công bố trên tập san Sử Ðịa số 29, Sàigòn, 3-1975)

(9) Xem bài viết của W.J.M. Buch, đăng trong BEFEO, Tome XXXVI, năm 1936 - Bài "La compagnie des Indes Neerlandaise et l' Indochine".

(10) Tabert: "Univers, Histoire et Descriptionde tous les peuples, de leurs réligions, moeurs et coutumes" xb năm 1883. Theo học giả Thái Văn Kiễm đã dẫn.

(11) Tham khảo bài của Oliver trong "La Géographie", Tome LX, Nov - Dec. 1933, và bài của Marcel "Les Archipels Paracels et Spratly" trong báo VIetnam Press, Sagon, Nov. 1971, Nọ 7574

(12) 5 nước đó là: Trung Hoa Lục Ðịa, Ðài Loan, Phi Luật Tân, Brunei và Mã Lai Á

(13) Bộ chỉ huy quân sự hải quân của CHXHCNVN đặt ở đảo Trường Sa.

(14) Tham khảo thêm: "Atlas for Marine Policy in Southeast Asian Sea", edited by Joseph R. Morgan, and Mark J. Valencia - University of alifornia Press, 1983.

(15) Tứ Chính là tên của một phường ở Cù Lao Ré thuộc phủ Quảng Ngãi ngày xưạ Phúc Tân, Phúc Nguyên là tên hai vị chúa của nhà Nguyễn (Phúc Nguyên hay Chúa Sãi 1562 - 1535. Phúc Tân hay húa Hiền 1619 - 1687) Quế Ðường là biệt hiệu của nhà bác học Lê Quý Ðôn (1726-1784), Huyền Trân là công chúa, con vua Trần Nhân Tôn (1279-1293)

(16) Sách đã dẫn, nhà xb L'Harmattan, Paris, 1996

(17) Ðã được in lại trong cuốn "Ðại Nam Nhất Thống Chí", phần "Toàn Ðồ Triều Nguyễn", Xem thêm "Thiên Nam Tứ Chí Lộ Ðồ Thư" của Ðỗ Bá (1630-1653)