LÊ ÐẨU
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có trên 4000 năm văn hiến gìn và giữ nước. Trải qua biết bao thời đại anh hùng nào là Lê, Lý, Trần, Nguyễn... nhưng thời đại mà tôi yêu thích nhất là nhà Tây sơn. Cái thời mà theo quan niệm tôi: Ðất nước có một nền văn học rực rỡ, có một nền chữ viết đầu tiên, đó là chữ Nôm; và cũng là thời chiến tranh chống ngoại xâm oai hùng nhất. Ðã là người Việt, không ai không tự hào về lịch sử thời Tây sơn, cái thời đã sinh ra vị anh hùng bất tử: Quang Trung - Nguyễn Huệ, cái thời đã đưa dân tộc chúng ta lên đỉnh cao, làm cho các nước láng giềng khiếp phục. Nhưng đặc biệt nhất của thời này là nền văn học chữ Nôm ra đời, tạo nên một dòng thơ ca mang sắc thái riêng biệt đầu tiên của người Việt Nam. Trong nguồn thơ ca ấy có một "mảng" rất đặc biệt, đó là nguồn thơ ca trong võ thuật, còn gọi là Thơ Võ. Nhưng đáng tiếc thay nhà Tây Sơn quá ngắn, nhà Nguyễn lên cầm quyền, họ trả thù bằng cách hủy bỏ tất cả những gì mang dấu tích cũ. Dòng họ, con cháu nhà Tây Sơn phải lẩn trốn khắp nơi, do đó cái nguồn thơ này bị tản mạn và được lưu truyền một cách âm thầm, bí mật lan tỏa trong dân gian. Chính vì vậy mà hôm nay tôi muốn đem cái sở học từ vị võ sư của tôi đã truyền lại và xin viết lên đây một vài điều đã biết và học được về thơ võ Tây Sơn này. Thế nào là nguồn thơ ca trong võ thuật? Nói đến thơ ca việt Nam là phải nghĩ ngay đến ca dao. Ca dao là cội nguồn của dân tộc, khởi đầu từ tục ngữ, phong dao, nó mang tính thơ, nhạc và hồn người, hồn nước. Ca dao là của riêng của người Việt nam, bởi lẽ người Việt Nam chúng ta, ngay từ thủa nằm nôi đã gắn bó ít nhiều với thể thơ này. Ngày nay trong kho tàng văn hóa, ca dao đã dàn trải qua ba miền đất nước, chữ nghĩa ca dao được lưu truyền qua mọi nghệ thuật. Thể thơ lục bát đã dành được một vị trí cao trong văn học, nghệ thuật Việt Nam, tiêu biểu là truyện Kiều của cụ Nguyễn Du. Trong cái nguồn thơ ca vô tận ấy, có một "mảng " bị lãng quên hay nói thẳng ra là đã bị mai một. Cái mảng thơ ca này rất đặc biệt, đó là thơ ca trong võ thuật gọi là "Thơ Võ". Vậy thế nào là thơ võ? Cổ nhân ta sau những năm tháng chinh chiến, đã học hỏi và đúc kết biết bao nhiêu là kinh nghiệm, thì trong những ngày tháng thanh bình, quây quần với nhau mới đem những kinh nghiệm ấy ra mà phân tích, rút tỉa cái cốt lõi truyền lại cho con cháu về sau. Sau khi "chiết" chiêu, phân thế võ, chỉ rõ các đòn, thế đánh sanh tử, họ xếp lại thành một bài võ, rồi dùng thơ ca, diễn tả các thế võ ấy một cách hào hùng, hợp với vóc dáng, nhân cách, triết lý của con người nghệ sĩ Việt Nam: Những khi ngày rỗi việc nhàn
Nay trăm đường thế biến ra Truyền là truyền cái tâm đắc, sở học, truyền cái cốt lõi một đời người. Từ đó các bài thơ võ Hán Nôm ra đời, phép nêm vận rất là chặt chẽ, theo luật Ðường thi. Ðủ các khổ: Tứ tuyệt, ngũ ngôn, song thất lục bát... Nhưng đặc biệt là các bài phú võ, hoàn toàn làm theo thể lục bát, là nguồn thơ của người Việt Nam. Bài phú võ là một bài vè gồm các câu 6 câu 8, phép nêm vận, luật bằng trắc mang đầy tính nhạc và thơ, khi ngâm lên thể hiện được sự hào hùng, lãng đãng cái tính chất của ngàn xưa... của Tay Quyền, Ngọn Roi trong chiến trận, mang lại sự hưng phấn diệu kỳ. Nay xin đơn cử hai bài thơ võ sau đây để nêu rõ tính chất nghệ thuật của nguồn thơ này. Gồm một bài thơ thảo bộ "Ðồng Nhi" và một bài thảo roi "Thái Sơn". Thảo bộ là bài tập về tay không, và thảo roi là bài tập với cây gậy, cây côn. Roi là tiếng Nôm, mà Côn là tiếng Hán; cũng như thảo là tiếng Nôm mà quyền là tiếng Hán. Từ "Thảo" trong cổ thư là một thể viết chữ Hán (lệ, chân, triện, thảo) viết rất nhanh, rất nghệ thuật mà ngày nay thường gọi là lối viết bay bướm, lả lướt: "Thảo thư". Trong nét "thảo" là nét vẽ, nét hoa. Do đó khi luyện tập một bài thảo, tức là tập một bài võ ta, chúng ta có thể hình dung đó là một bài võ hài hòa, uyển chuyển, nhanh nhẹn, linh hoạt, đẹp đẽ; khác với võ Tàu và các môn võ khác trên thế giới.
(Nếu hiểu nghĩa si phong: ngọn gió dữ; sậu võ: lá buôn; ngưu khai giác: trâu mở sừng; Triệu Tử: danh tướng trong Tam Quốc chí; đoạt thuyền: tích cứu Ấu chúa lần thứ hai bên Tôn Ngô). Nhưng khi đi vào thơ thì thật tuyệt, cổ nhân đã dịch ý như thế này:
Một cây roi được múa lên hào hùng như ở trận Tương Dương Trường Bản. Mà ở đây, một cây roi khéo léo uyển chuyển của danh tướng Triệu Tử Long trên thuyền chật hẹp. Hai đường roi ở hai trận chiến khác nhau xa. Cái khác biệt này chính là "cái ta" của người Việt Nam. Các danh từ như núi Thái Sơn, Ðồng Tân, Triệu Tử là những điển tích văn học Trung quốc. Nhưng dù sao đi nữa, nền văn hóa nước ta vẫn còn mang sắc thái này. Nhưng dùng nó trong thơ ca võ thuật cốt để khắc sâu các đòn thế, tạo được nét hào hùng khi nghĩ về chúng. Ðặc biệt là khi ngâm nga cùng lúc với diễn tập. Ðộng tác hòa hợp với lời thơ thi vị vô cùng. Như vậy qua hai bài thơ võ trên, chúng ta có thể mường tượng được về mục đích, ý nghĩa của nguồn thơ này. Nguồn thơ võ học thời Tây Sơn với quan niệm văn võ tương hòa:
Và với quan niệm "khử vu tồn thanh" nhà Tây Sơn đã sáng lập nên một nền binh bị hùng mạnh, từ nghệ thuật chiến đấu cá nhân cho đến chiến thuật quân sự đoàn ngũ. Trong quyển "Tây Sơn Bí Kíp" của tướng Nguyễn Trung Như (một vị quan dưới thời Tây Sơn) có bài "Nghiêm Thương" của vua Quang Trung, bài Song Phục Kiếm của bà Bùi Thị Xuân và riêng Nguyễn Lữ có bài "Thảo Hùng Kê" rất là đặc sắc. Nguyễn Lữ là một trong ba anh em nhà Tây Sơn. Một ngày nọ, và xuân trong dịp lễ hội Tết Việt Nam, theo truyền thống dân gian thường hay tổ chức "chọi gà". Ông đã quan sát thấy một con gà nhỏ mà đã đá thắng một con gà lớn bằng mưu kế và sự khôn ngoan của mình. Ông đã sáng tạo ra bài "Hùng Kê", tiêu biểu cho con người Việt Nam với các đức tính sau:
Và đây là bài Thiệu "Hùng Kê". Bài này không có phú mà theo ý tôi là một bài thơ rất tâm đắc, vừa có tính văn học nghệ thuật cao, lồng chứa cả triết lý và cốt lõi của võ học Việt Nam chúng ta.
Tóm lại, nguồn thơ ca này tưởng đã bị mai một theo thời gian, không ngờ, ngày nay truy tìm nó vẫn còn được lưu truyền tản mạn khắp đất nước. Nó rất là quý báu cho những nhà, những người luyện võ để nhớ lại những thế võ ngày xưa (vì lúc đó chưa có băng hình để lưu giữ). Nó cũng không được lưu giữ bằng văn tự mà phần nhiều chỉ được truyền khẩu. Người viết bài này đã may mắn thu nhặt được khoảng 50 bài thơ võ đủ các thể loại trong phạm vi 6 tỉnh nhân một chuyến đi Bình Ðịnh, và cũng đã hân hạnh xem một tập thơ võ, di bút của một võ sư tên tuổi lúc bấy giờ đã ghi chép lại trên 80 bài thơ phú của nguồn thơ ca này. Nay, tôi xin được đơn cử đôi bài giới thiệu đến mọi người yêu võ thuật mà từ trước đến nay chưa thấy ai nhắc đến để may ra cứu vớt , phục hồi một nguồn Thơ Võ Tây Sơn đã một thời vang bóng. Nha Trang, quê tôi, nơi đã lưu giữ một phần nguồn thơ này - nơi mà tôi có được "tình yêu" và cuộc sống. LÊ ÐẨU
|