MÙA XUÂN VÀ ÂM NHẠC

Trương Quỳnh Hạnh

www.daichung.com
 


 

"Vài nét tiêu biểu trong sinh hoạt văn hóa của người Việt: Tiếng Sáo Diều"

Văn minh Việt Nam thuộc về nền văn minh thực vật (civilisation végétale): tre, nứa, bầu, bì, khoai, quả, gạo v.v... tất cả các loại thực vạât nuôi sống con người, hài hòa với thiên nhiên và từ đó nảy sinh ra nền âm nhạc dân gian nói rằng văn hóa dân gian (vietnam folklore) nói chung.

Dân tộc học dựa trên ba yếu tố là văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, và văn hóa xã hội và dân tộc học cần có sự hỗ tương liên ngành khoa học khác là khảo cổ học và sử học địa lý học.
 

VIỆT NAM KHÍ HẬU GIÓ MÙA

Việt Nam như chúng ta đã biết là ở trong vùng nhiệt đới, và Á nhiệt đới và trong vùng Châu Á gió mùa, gió theo mùa chu kỳ. gió mùa do từ chữ Hy Lạp Muasin nghĩa là mùa, là những gió mùa thổi đều đặn hàng năm. Con đường vận tải hàng hải mà người ta có thể đặt tên là Con Ðường Của Gió Mùa chạy từ Trung Quốc đến Ðịa Trung Hải bằng cách dọc theo những bờ biển của Việt Nam, Chàm và những xứ khác của Nam và Ðông Nam Á Châu. Những cuộc xâm lăng bằng đường biển của người Java, Khmers (Cambodge), Mã Lai, Mông Cổ, và nước Chàm xâm lăng Việt Nam đã được "điều chỉnh" theo gió mùa thuận lợi cho những việc điều động quân bằng thuyền và tàu buồm. Thời kỳ chiến tranh giưa Chàm và Việt Nam hay trong những cuộc nội chiến giữa Chúa Trịnh ở miền Bắc và Chúa Nguyễn ở miền Nam vào thế kỷ 17 và trong những trận chiến giữa nhà Nguyễn chống lại Tây Sơn vào thế kỷ 18 là do gió mùa. Ngay cả trong trận chiến Việt Nam, do Ðô Ðốc Rigault de Genouilly, chỉ huy hạm đội Pháp đã quyết định rời Ðà Nẵng (Tourane) để xâm chiếm miền Nam khi có gió mùa dẫn ông ta tới Nam Việt dễ dàng hơn. Gió mùa trở nên một người thân, quen biết lâu ngày dối với dân chúng Việt Nam, và gió mùa ảnh hưởng sâu đậm qua văn hóa dân gian, thơ truyền miệng do khẩu khí, ứng khẩu thành thơ của tâm hồn hòa bình dân Việt Nam. Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh có câu ca dao: Lạy Trời Cho Chóng Gió Nôm...

Thuộc về đời sống văn minh tre, nứa nên cây tre có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Tre để làm nhà, dùng cột kéo, gác đòn dông, làm gồng gánh, giỏ may, và làm nhạc cụ. Ðời sống nông thôn hiền hòa của người Việt được bao bọc quanh lũy tre xanh ngắt, và cây tre chi phối hoàn toàn đời sống người Việt ở nông thôn, thậm chí cả rê tre cũng làm được điếu hút thuốc lào.
 

SÁO DIỀU VIỆT NAM

Buổi trưa hè với tiếng sáo diều vi vu trên cao là một khung cảnh quen thuộc không thể thiếu vắng được ở hồn thơ Việt Nam. Dụng cụ: gồm hai quả bầu nậm khô, phơi xong cắt đi phần đầu, vỏ bầu cứng, khô không bị độ ẩm hay bị nước xuyên thấm qua được. Tiện đây xin nói thêm là quả bầu nấm phơi khô còn được dùng như bình rượu của dân tộc Kinh và dân tộc Tây Nguyên, do đó có câu Bầu Rượu, Túi Thơ. Trở lại đề tài sáo diều Việt Nam, với hai quả bầu nấm phơi khô, và giữa hai quả bầu này luồn một ống tre phơi khô dài độ 5cm. Luồn ống tre giữa hai quả bầu nấm khô và treo vào diều. Khi diều gặp gió bay lên cao, gió tuồn vào ống tre, vào hai trái bầu cộng hưởng, ta tưởng chừng như có người thổi sáo.
 

PHÂN TÍCH KHOA HỌC

Khi diều bay lên cao hướng gió (direction du vent) theo xương sống con diều, hai cánh diều cân xứng với hướng gió, gió tuồn vào miệng sáo tức ống tre vào hai trái bầu cộng hưởng, và tiếng sáo vi vu phát ra như có người thổi sáo. Ðưng về phương diện phân tích âm nhạc học thì tiếng sáo ở đây không có giai diệu (mélodie) nhất định nào cả, tức là sáo vi vu theo tiếng gió mà thôi, do đó khác với tiếng sáo do người thổi có giai điệu, tình cảm, mượt mà. Giai điệu có thể là thang âm Sa Mạc, Kiều Lẫy, Tao Ðàn, thơ Huế, Hò trên sông nước.So sánh giữa tiếng sáo do người thổi và tiếng sáo diều thì cường độ (intensité) như nhau nhưng âm sắc (timbre) của hai tiếng sáo thì hoàn toàn khác nhau, một do thiên nhiên tạo thành, và một do sáng tác nghệ thuật làm nên. Ðối với con diều giấy để làm sáo diều thì đôi khi người ta đặt miếng sáo một phía ở cánh phải, một phía ở cánh trái cân đối nhau, có người còn cầu kỳ thêm sáo vào chính giữa con diều. Con diều được bồi giấy và sơn rất cứng, nhưng phải nhẹ nhàng. Diều hai mặt phết bằng giấy và một loại mũ cây và giấy passomanh cho diều. Thời tiết Việt Nam có gió mùa nhất định đều đặn hàng năm. Gió thổi một chiều suốt ngày đêm, diều bay lên rất cao, có người lập cả tiếng khánh bạc vào diều tạo ra tiếng kêu leng keng hòa với tiếng sáo diều rất thơ mộng (romantique). Người nông dân buộc diều vào dây cột đóng giữa đồng, suốt cả ngày đêm, diều lượn đi, lượn lại, có khi đứng yên, đuối diều tung phần phật theo gió. Tiếng sáo vi vu cả ngày đêm vì gió rất đều. Thực vậy chiều chiều gió hè thổi mát rượi, hoặc là trưa hè nằm dưới góc đa làng, hoặc cạnh ao sen, đình làng, nghe tiếng sáo diều vi vu trên cao thực là thơ mộng, nhớ nhà và nhớ quê. Tức cảnh sanh tình, từ đó thơ tình cảm trai gái, thơ quê hương, nỗi nhớ được sáng tác phù hợp với môi trường, cảnh sống chung quanh. Tiếng sáo diều là một nét đặc thù trong sinh hoạt văn hóa dân gian của người Việt Nam chúng ta.

Trương Quỳnh Hạnh

Doctorante en musicologie