Dũng Vũ
Trong bài phân tích "Thử bàn về chất lượng phát triển văn học Việt Nam đương đại"[1], một cách tổng thể, hẳn chúng ta đã nhìn thấy các nguyên nhân đã gây khó khăn cho sự phát triển nền văn học Việt Nam đương đạị Từ một vấn đề gốc, nhiều vấn đề con đã nảy sinh và cứ thế tiếp tục lan truyền. Không những tuyến tính, sự liên đới của chúng đã tạo thành một mạng lưới phức tạp: "Yếu kinh tế, tài chính, thời gian, khiến tính nghiệp dư trong văn học phát sinh. Tính nghiệp dư không thể tạo chất lượng tốt, từ đó mới có phê bình, đóng góp ý kiến, thông tin. Thế nhưng, nếu những cố gắng ấy không hiệu quả, vấn đề mới lại xuất hiện: giao lưụ Giao lưu bị trục trặc thì rất khó làm việc chung để tìm phương cách giải quyết vấn đề. Cộng thêm vào, yếu tố chính trị luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến nội dung, tự do sáng tạo của người viết, và quyết định luôn trình độ của người đọc, người viết. Trình độ dân trí giới hạn, ngược lại, lại quyết định chất lượng. Không những vậy, chính trị còn gây chia rẽ, khiến hợp tác chung càng khó khăn thêm. Chưa kể trong bối cảnh phát triển "multimedia" hấp dẫn ồ ạt ngày nay, nhu cầu đọc sách có chiều hướng giảm sụt. Cả cơ hội thuận lợi Internet vẫn chưa được tận dụng để giới thiệu tinh hoa Việt Nam ra thế giới, ...". Tất cả đều là vấn đề và là thử thách to lớn đối với những người thực tâm muốn đưa nền văn học Việt Nam tiến lên. Thế thì làm sao để giải quyết được vấn đề đó? Trong bài viết này, người viết xin được góp một vài suy nghĩ. Tất nhiên những suy nghĩ chủ quan sau còn nhiều thiếu sót, cần được góp ý, phê bình xây dựng, bổ sung của các bạn miễn là làm sao cuối cùng, chúng ta sẽ lập được những bài bản thực tế, khả thi, hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề dai dẳng ấy. Trước khi vào chi tiết, có lẽ cần lưu ý một điềụ Trên lý thuyết, khi muốn giải quyết tận gốc vấn đề, cách dứt khoát nhất là triệt hạ vấn đề gốc, tức cái nguyên nhân chính gây ra những vấn đề khác. Song trên thực tế, nhiều khi không lý tưởng vậỵ Chẳng hạn, trong hoàn cảnh chúng ta, làm sao có thể dứt điểm hai vấn đề gốc to tướng là kinh tế và chính trị? Rất khó. Bởi không thể dứt điểm vấn đề gốc một cách trực tiếp và tuyệt đối, chỉ còn cách gián tiếp và tương đối là nhắm vào những vấn đề con xuất sinh từ đó, quyết định điểm nào tùy theo ưu tiên có thể giải quyết được trên cơ sở nhờ những mặt mạnh khác nhằm giảm bớt sự nghiêm trọng của vấn đề gốc và hy vọng giải tỏa cả vấn đề gốc. Bằng phương pháp gián tiếp này, khi đương đầu với một vấn đề con trong mạng lưới, cũng có nghĩa là đồng thời làm lung lay sức ảnh hưởng của các vấn đề phụ thuộc. Ðiều ấy có thành công hay không còn tùy vào khả năng chọn lựa điểm xuất phát. Theo tôi, khả thi nhất là giải quyết tính nghiệp dư.
Thông thường, nghiệp dư được hiểu là "không chuyên nghiệp, không thuộc nghề nghiệp chính thức" (Từ điển Tiếng Việt: Minh Tân, Thanh Nghị, Xuân Lãm [2]). Nếu chấp nhận định nghĩa ấy, thì suy ra, chất lượng của hoạt động nghiệp dư phải kém hơn chất lượng của hoạt động chuyên nghiệp. Ví dụ một đội bóng đá nghiệp dư không thể chơi hay bằng một đội bóng đá chuyên nghiệp. Chất lượng của hoạt động nghiệp dư là chất lượng ở mức sở thích (hobby), trong khi đó chất lượng của hoạt động chuyên nghiệp là chất lượng của dân nhà nghề. Tuy vậy, điều này chỉ tương đối đúng. Có trường hợp dù nghiệp dư nhưng chất lượng vẫn cao và đôi khi còn cao hơn cả chuyên nghiệp. Trường hợp ngoại lệ này, "nghiệp dư một cách thiên tài", chúng ta không bàn đến. Ðiều đáng quan tâm ở đây là làm thế nào để nâng cao chất lượng của người không chuyên nghiệp cũng như người thuộc nghề nghiệp chính thức nhưng lại hoạt động như một người nghiệp dư. Hãy gọi chung là người hoạt động nghiệp dư.
Vấn đề gốc của người hoạt động nghiệp dư có tri thức và nhiệt tâm là do bị hoàn cảnh cuộc sống chi phối, thời gian trở nên eo hẹp: thời gian đọc, viết và tư duỵ Ðọc để học hỏi và cảm nhận giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Viết để tập luyện, thử nghiệm sáng tác và sáng tác. Cả hai công việc đọc và viết luôn đòi hỏi tư duỵ Tư duy đối với việc đọc là nhằm tiêu hóa những gì đã học và để thẩm thấu những giá trị thẩm mỹ. Tư duy đối với việc viết là bằng cách nào tập luyện cho tốt, viết cho hay, thử nghiệm gì, sáng tác gì, chứa nội dung gì, theo trường phái gì, để làm gì, v.v.. Tổng quát, như một nhu cầu tinh thần cần thiết, con người cần tư duy để bộc lộ, phát triển tư tưởng. Tư tưởng càng hay, càng lạ, càng sâu rộng, càng già dặn, càng hướng đến tinh thần chứa bản chất người thì chất lượng của nó càng caọ Loại trừ vô thức, trực giác, có thể nói kết gọn rằng, muốn viết thật hay, người viết phải vận dụng tâm trí, phải đọc nhiều, viết nhiềụ Tất cả đều đòi hỏi sức tập trung, sự liên tục và thời gian.
Ðối với việc đọc, theo tôi, vấn đề trước hết cần được giải quyết là giúp người viết không chuyên nghiệp học hỏi để nắm vững kiến thức căn bản văn chương rồi từng bước nâng caọ Thực tế cho thấy, họ không có thì giờ đọc sách nhiều như dân chuyên nghiệp. Muốn đọc cũng không biết đọc gì trước, saụ Vì thế, cách tốt nhất là làm sao trang bị cho họ những kiến thức tối thiểu mà ngành văn chương trong đại học thường dùng để giảng dậy theo thứ tự giáo trình. Chỉ khác ở đây, thông tin nằm ở dạng cô đọng. Ðể làm được việc này, chỉ còn trông mong vào sự tình nguyện của người chuyên nghiệp được đào tạo từ đại học văn chương và đang làm việc chính thức trong đại học về ngành nàỵ Cả người chuyên nghiệp do hoàn cảnh khó khăn nào đó lại hoạt động một cách nghiệp dư cũng cần được thông tin.
Cần để ý vài điểm then chốt trong việc thông tin:
Theo tôi nghĩ, nếu người chuyên nghiệp có cơ hội giảng dậy trong đại học, thì việc thực hiện những bài luận văn hoặc giới thiệu các thông tin như vậy không khó; sinh viên có thể làm được.
Ðạt được những kết quả ấy, chắc chắn kiến thức văn chương và trình độ đọc của người hoạt động nghiệp dư sẽ được nâng cao rõ rệt. Song, dù đáng lạc quan, cũng nên để ý một điểm khá quan trọng là làm sao để người cầm bút đừng bị ảnh hưởng quá mạnh bởi một lý thuyết, tư tưởng mà đánh mất cái riêng của mình. Mất cái riêng, người cầm bút dễ nhiễm tính sao chép, dễ mất tính sáng tạọ
Trước khi tìm giải pháp thực tế để sự phát triển văn học mang ý nghĩa văn chương một cách đích thực, hãy thử tìm hiểu sơ vài mục đích và chất lượng tiêu biểu nơi người viết:
Sở dĩ phải nhìn vào thực tế bởi lẽ trong sinh hoạt của giới cầm bút Việt Nam luôn luôn tồn tại một vấn đề khá tế nhị: chấp nhận người viết nàọ Theo tâm lý, ban biên tập một tờ báo thuần văn học nghệ thuật không thích đăng những bài mang tính cách chính trị, hoặc những bài viết thiếu chất lượng chủ yếu đăng cho vui, không nghiêm chỉnh. Nhưng vì nể tình, họ cũng đăng. Suy nghĩ khách quan, những bài viết như vậy không thích hợp với thế giới văn chương và dĩ nhiên không thể góp phần nâng cao chất lượng của văn chương. Ngoài lý do ấy, có người viết kém không được chấp nhận. Xét một cách trung hòa, không chấp nhận người viết kém, có lẽ hơi mâu thuẫn. Theo logic tự nhiên, hầu hết cái hay đều bắt đầu bằng sự kém cỏị Phải cần tập luyện, chất lượng theo thời gian mới được nâng caọ Không tạo môi trường phát triển, sẽ không có người viết haỵ Một vấn đề khác, "viết để làm gì" luôn là câu hỏi lớn nhất dễ dẫn đến bất đồng ý kiến. Người sống bằng lý trí thường cho những tác phẩm tình cảm là yếu đuối, tư tưởng không cao, lãng mạn, thậm chí đôi khi "sến", "cải lương". Người sống nhiều tình cảm, ngược hẳn, lại cho những tư tưởng lý trí là máy móc, chỉ làm cho đời sống mệt phờ vì kỹ thuật càng thêm nặng nề, căng thẳng. Khác biệt lý cảm đã là một nguyên nhân gây vấn đề, chưa kể quan điểm vị nghệ thuật hay vị nhân sinh. Song, dẫu khác biệt thế nào đi nữa, câu trả lời chung vẫn là do nhu cầu mà mọi người đều có quyền thỏa mãn. Chung cục, những cái đáng chối từ là chính trị, tuyên truyền, tính phi văn học, tính không ý thức nâng cao chất lượng, đặt biệt là tính tự do quá trớn chỉ gây tổn hại một cách phi lý cho tinh thần và sự tồn tại của con người.
Xét cho cùng, những phương pháp đề ra chỉ nhằm mục đích giúp cải thiện chất lượng nghiệp dư bằng cách nâng cao trình độ đọc và viết. Phần còn lại là tùy vào người viết, đặc biệt, điểm quyết định vẫn là tài năng: sáng tạo, tư duy, đột phá. Phải có ý tưởng lớn, mới có tác phẩm lớn. Ðể ít thì giờ suy gẫm, hẳn sẽ thấy, trong quá trình phát triển văn học Việt Nam suốt thế kỷ 20, chúng ta chưa bao giờ góp một sáng tạo lý thuyết đáng kể nào cho văn học thế giới ngoài sự thụ động tiếp thu những cái người khác đã làm. Ðã vậy, tiếp thu quá chậm và ôm giữ quá lâụ Kể cả khi tiếp cận cái mới nhất cũng thế, tính sáng tạo của người cầm bút Việt Nam mới chỉ ngừng ở mức độ như một tia sáng loé lên ở địa phận tác phẩm chứ chưa phải là một ngọn đuốc cách mạng sáng rực ở cộng đồng văn chương thế giớị Thử nghiệm lý thuyết có saûn, chúng ta có khả năng, song đột phá, cho chào đời một cái mới, chúng ta không có. Thành thử phải can đảm dứt bỏ quán tính chạy sau lưng kẻ khác. Ðột phá tất nhiên không dễ. Thế nhưng bứt vượt khỏi cái mốc vừa đạt, không đến nỗi khó. Ðó đã là một bước tiến vượt bực. Khi đã tiếp cận và đã hiểu một "cái mới", chỉ cần đặt câu hỏi: "cái này hay, nhưng hay nữa là ... thế này, được không ?". Ðây là bí quyết, giới làm khoa học thường dùng để cải tiến một cơ sở, tiền đề phát minh của người đi trước thành "cái mới" của mình. Sau đó, khi "cái mới" của anh/chị ta hình thành, chính anh/chị ta lại tiếp tục đặt câu hỏi đó, tìm cách đục dũa mà thoát khỏi cái mốc đó. Tiến trình ấy mãi được lặp lại, một bước, hai bước, ba bước, ... cho đến khi anh/chị ta hết sức, thì kết quả cuối cùng đã cách xa cái trước ít nhất là một bước, nghĩa là có thay đổi, có cải biến. Có khi sự cải biến còn dẫn đến một "cái mới" không ngờ. Ðây chính là kết quả nhờ bứt vượt mang tính đột phá, đột phá không bừa bãi mà luôn nắm cơ sở và tuân thủ quy luật "liên tục" suốt quá trình sáng tạo.
Việc nâng cao chất lượng người viết đã được bàn. Nay thử đặt câu hỏi, làm thế nào nâng cao chất lượng đọc của độc giả? Chúng ta đều biết, "viết" và "đọc" là hai hoạt động tư duy mang hình thức tương phản. Một mặt, viết là hình thức biểu lộ tư tưởng, mặt khác, đọc là hình thức đón nhận tư tưởng. Dù khác song cả hai đều phát sinh từ nhu cầụ Nhu cầu, mỗi con người đều có. Thế nhưng không phải mọi nhu cầu đều giống nhau và mang mức độ giống nhaụ Có nhu cầu đơn giản, có nhu cầu không đơn giản. Có nhu cầu thấp, nhu cầu không thấp. Có nhu cầu nhỏ, nhu cầu không nhỏ, ... Ðối với việc viết/đọc cũng vậy, nhu cầu chính là yếu tố quyết định chất liệu, hình thức, nội dung và trình độ chất lượng của sản phẩm tư duỵ Về nội dung, có nhu cầu thiên về cảm, có nhu cầu thiên về lý. Một người lãng mạn thường thích thơ tình, truyện tình cảm, chẳng hạn. Người thiên lý trí lại thích triết học hoặc những tác phẩm đòi hỏi tư duỵ Người có nhu cầu cảm thiên nhiên, chẳng hạn thích truyện đồng quệ Người giầu trí tưởng tượng lại thích những gì không hiện thực. .... Về hình thức, có nhu cầu thiên truyền thống, có nhu cầu tìm cái mớị Người thiên truyền thống, ví dụ thích thơ lục bát nhưng có người lại cho hình thức ấy đã cũ, họ thích thơ mới, kỹ thuật mới, v.v.. Nhưng một tác phẩm dù mang nội dung hoặc hình thức gì đi chăng nữa, chất lượng vẫn là yếu tố độc lập quyết định giá trị của sáng tác. Tạo chất lượng cao trong sáng tác là cả một nghệ thuật. Không phải thể thơ lục bát bao giờ cũng dở. Không phải thể thơ mới bao giờ cũng haỵ Không phải truyện đồng quê bao giờ cũng "quê mùa". Không phải triết lý bao giờ cũng cao siêu, ... Hướng nhu cầu khác biệt đều đi từ tâm lý con người mà ra cả. Dù khác biệt nhưng nhu cầu luôn tăng trưởng liên tục (steady), hoặc theo chiều rộng, hoặc theo chiều sâu, hoặc cả haị Nhu cầu tăng trưởng liên tục kéo theo sự thèm muốn chất lượng phải được nâng cao liên tục, thậm chí đến một lúc nào đó vì nhàm chán, nhu cầu lại đổi hướng. Ví dụ từ "ăn no, mặc ấm", nhu cầu tăng trưởng đến "ăn ngon, mặc đẹp", rồi "ăn sang, mặc lạ". Ðiểm tâm lý này đã gợi ra bí quyết: "muốn nâng cao trình độ đọc của độc giả, phải tạo nhu cầu thèm muốn chất lượng cao và tính liên tục của nó". Thế thì những phương pháp đã nêu đối với việc nâng cao chất lượng người viết tự động cũng giúp nâng cao cả trình độ đọc của độc giả. Bởi, chẳng hạn khi độc giả hài lòng với một tác phẩm của một tác giả nào đó, họ đều muốn tác phẩm sau sẽ hay hơn tác phẩm trước. Những phương pháp kể trên còn tạo cho độc giả được dịp so sánh các tác phẩm. So sánh là tác động tạo sự kích thích việc đọc và chọn lựa tính thẩm mỹ cao.
Ðã có bài bản, song còn một vấn đề kỹ thuật nữa là nơi sinh hoạt (đọc, viết, trao đổi, thông tin, ...). Tốt nhất, hãy chọn phương tiện Internet, ví dụ một trang văn học nghệ thuật đã tồn tại có uy tín, hoặc làm ra trang mớị Muốn thực hiện, cần phải có sự hợp tác chuyên nghiệp và tự nguyện. Ví dụ, làm sao thỏa điều quan trọng nhất: việc đăng tải phải lâu dài? Ở đâu? Ai phụ trách phần kỹ thuật lập trình? Ai lo biên tập, sửa lỗi chính tả, lên bài, quản trị thư viện thông tin, ...? Ai nắm công việc điều hành, liên lạc, ...? Ai giữ vai trò xúc tác người viết, điều hợp thảo luận, thông tin và cập nhật thông tin quốc tế, ...? Ai quan sát kết quả phát triển, lập bài bản, chiến lược phát triển cho đừng lạc hướng, mất lập trường ...? Tất cả đòi hỏi mọi cố gắng phải nghiêm túc và mang tính chuyên nghiệp là vì vậỵ Ðó là chưa kể đến điểm quyết định rất quan trọng là thái độ "triệt để": Triệt để giải quyết vấn đề. Chưa đạt yêu cầu, phải làm nữa, làm nữạ Tránh hiện tượng phong tràọ Phát triển phải liên tục, lâu dàị Luôn cải tiến. Tạo không khí luôn sinh động. Chỉ cần "xóa bỏ tính nghiệp dư", chúng ta đã thấy, hai vấn đề gốc "chính trị" và "kinh tế" bỗng dưng mất hẳn tầm quan trọng. Chính trị không được quan tâm, tự động sẽ bị đào thảị Kinh tế không còn là căn nguyên quyết định sự phát triển văn học. Ðổi lại, hợp lực lại đóng vai trò ấỵ Tất cả bài bản đã đưa đều được xây dựng trên nền móng hợp lực. Nó chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Tuy vậy, muốn sự hợp lực càng được bảo đảm hơn, chúng ta chỉ cần cải thiện thêm vài điểm yếu trong giao lưu nữa là xong !
Trong hợp tác chung, một điểm yếu thường xảy ra là vấn đề giao lưu ((interpersonal) communication). Nguyên nhân của vấn đề này là do bất đồng hoàn cảnh, nhân sinh quan, ý kiến, lập trường, trình độ văn hóa/dân trí, ngôn ngữ, thói quen, hoặc trục trặc trong cách thông tin, cách làm việc, tổ chức, thực hiện, ... Rất phức tạp và càng phức tạp hơn nữa trong môi trường mang tính dân chủ, đa văn hóạ Ðể tránh hoặc khắc phục những khó khăn ấy, người Tây phương thường sử dụng những phương pháp hành xử được gọi chung là kỹ thuật giao lưu ((interpersonal) communication technique). Tổng quát, mục đích của nó là để mọi người tham gia hiểu nhau, làm việc chung cho có hiệu quả hầu đạt được kết quả tốt. Trong giao lưu, yếu tố thảo luận đóng vai trò khá quan trọng. Ở đó, phong cách thảo luận có thể quyết định sự thành công hay thất bại dễ dàng như trở bàn taỵ Quan trọng không kém là yếu tố thông tin. Hai vấn đề này hầu như luôn xuất hiện trong mọi sinh hoạt tư tưởng. Cả các sinh hoạt văn học Việt Nam cũng khó tránh khỏi, thậm chí đôi khi cần suy gẫm lạị Thực vậy, thảo luận trên văn đàn Việt Nam thường biến thành tranh cãi nặng nề, hằn học, kéo dài, có khi gặp bế tắc. Mục đích của thảo luận là làm sáng tỏ thông tin, vấn đề hoặc tìm được lời giải thống nhất cho vấn đề qua trao đổi ý kiến của người tham dự. Ở đó, hai bên cần hiểu nhau, đón nhận ý kiến của nhau, hài hòa hỗ trợ cho nhau càng nhiều càng tốt. Không thành công, thảo luận trở thành vô nghĩa. Một trong những thất bại phát sinh từ phong cách thảo luận là không để ý đến yếu tố văn hóạ Không ít người Việt ở hải ngoại bị ảnh hưởng bởi văn hóa bản xứ thường mắc phảị Nên nhớ, mỗi xứ, mỗi dân tộc có tính tình khác nhau, văn hóa khác nhau, vì vậy phong cách thảo luận có thể khác nhaụ Ví dụ thảo luận cường điệu với dân Âu Châu chắc chắc sẽ bị chối từ. Song không phải mọi dân tộc Âu Châu đều cùng bản tính. Dân Pháp dễ chịu, dân Ý khôi hài, dân Ðức nghiêm nghị, ... Ngay cả dân Á Châu như Nhật, Ðại Hàn, Trung Hoa, Việt Nam ... cũng vậy, vẫn có sự dị biệt, và càng dị biệt đối với dân Âu Châụ Thành thử không thể áp dụng quy luật văn hóa chung cho thảo luận ngoài cách hài hòa, tôn trọng văn hóa, giữ tính lịch lãm của con người (human elegance). Ðiều này càng có ý nghĩa trong sinh hoạt mang tính toàn cầu hóa hôm naỵ Ở Âu Châu này chẳng hạn, với tinh thần hài hòa, kỹ thuật thảo luận (discussion technique) mới đã được ứng dụng thực tiễn từ nhiều năm qua trong mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, xã hội, .... Bất kỳ người Việt nào ở Âu Châu đã từng theo dõi, hoặc có cơ hội tham gia thảo luận (nơi văn phòng, kỹ nghệ, đại học, hội nghị quốc tế (conference, symposium, ...), diễn đàn công cộng, ...), đều thấy vậỵ Bất chấp sự giao lưu phức tạp do khác biệt về văn hóa, kiến thức, tư tưởng, lập trường, ... của nhiều tầng giới tham gia, bất chấp vấn đề phức tạp đến đâu, sau cuộc thảo luận, họ vẫn đạt được kết quả tốt. Thế thì cách thảo luận của họ như thế nào? Một vài nhận xét:
Thực tế đã chứng minh, phong cách và phương cách thảo luận kể trên luôn luôn dẫn đến kết quả tốt đẹp. Nhờ hài hòa, tính thân hữu được tăng cường. Không lạc đề. Nhanh gọn. Mọi người đều hiểu ý tưởng nhau rõ ràng. Dù sôi nổi nhưng không xảy ra tình trạng tranh cãi dai dẳng, nặng nề. Thông tin được làm sáng tỏ, vấn đề có lời giải thống nhất. Kiến thức được nâng cao qua trao đổị Ðịnh giá được hiệu quả của thảo luận. Rút được kinh nghiệm. Ðạt uy tín. Tất cả đều vui lòng.
Người làm văn học Việt Nam chúng ta không được may mắn. Chiến tranh, nghèo đói, lạc hậu, điều kiện hạn chế đã không cho phép nền văn học Việt Nam phát triển thoải mái như ở một xứ thanh bình, phồn thịnh. Ở đó, văn học nghệ thuật được nâng niu, chiều chuộng, được kể như hạ tầng cơ sở quốc giạ Ở đó, đại học văn chương không thiếu, chương trình phát triển không thiếu, nhân lực không thiếu, phương tiện không thiếu, ... bởi có tiền. Nói cách khác, ở xứ giàu mạnh, chính phủ có trách nhiệm tạo điều kiện tối đa cho văn học nghệ thuật phát triển; ở xứ nghèo, người làm văn học nghệ thuật phải tự lọ Có thành công hay không đều do chính mình quyết định nếu hoàn cảnh thuận lợị Ðối với người Việt chúng ta cũng thế, muốn tiến chỉ còn cách là phải khai thác tối đa những mặt mạnh saûn có mà tự giải quyết vấn đề. Như đã trình bày, bởi không thể dứt điểm vấn đề gốc một cách trực tiếp để đưa nền văn học Việt Nam đương đại tiến lên, chúng ta đành chọn phương pháp gián tiếp. Song, dù gián tiếp, mạng lưới vấn đề vẫn bị phá vỡ như thường. Cụ thể, giải quyết vấn đề nghiệp dư nhờ cách nâng cao trình độ đọc và viết. Khi trình độ đọc/viết được nâng cao, tự nhiên nó sẽ kéo theo trình độ thẩm mỹ, tư duy, dân trí lên caọ Tất cả đều xúc tác, tạo nên nhu cầu tinh luyện tinh hoa riêng và nhu cầu đón nhận tinh hoa chung của thế giớị Một khi đã có vốn liếng của mình cộng sự saûn sàng đón nhận cái hay của người, thì cuộc giao lưu với thế giới mới thực tế, mới bình đẳng. Bên cạnh sự chuẩn bị ấy, trước mắt, chúng ta đã tạo được môi trường sinh hoạt văn chương rộng lớn, nhộn nhịp cho riêng mình, trong lẫn ngoài nước. Nhờ vậy, sẽ có sự trao đổi giữa hai bên, nhất là người trong nước sẽ có cơ hội tiếp cận những cái hay của thế giới bên ngoài, một yếu tố rất ích lợi để giúp nền văn học đương đại trong nước khá lên. Tạo được môi trường sinh hoạt thuần túy văn chương, vấn đề chính trị lấn áp văn chương luôn tồn tại tự động sẽ bị đào thảị Giải quyết xong những khó khăn trên, không những chỉ nâng cao chất lượng văn học Việt Nam đương đại mà còn chuẩn bị cả một cơ sở văn học mở (open) có chất lượng cho thế hệ về sau nối tiếp. Vậy, xét cho cùng, những tiền đề kể trên có khả thi không? Theo tôi, khả thi bởi, một, có rất nhiều người hoạt động nghiệp dư luôn nhiệt tình đóng góp. Dù bương chải, họ vẫn để dành thời gian cho hoạt động văn nghệ. Hai, bên cạnh còn có giới chuyên nghiệp văn chương trong đại học saûn sàng trợ giúp đắc lực cho việc phát triển chung. Ba, có thể nói, trong giới hoạt động nghiệp dư về văn chương hầu như tuyệt đối đều là dân trí thức, có đầu óc cấp tiến, có kinh nghiệm làm việc, có tinh thần trách nhiệm, hơn nữa có một thứ vốn quý: chất xám. Chất xám là sức mạnh để chiến thắng vấn đề, là cơ sở sáng tạo và là khả năng hoàn hảo chất lượng. Bốn, ở hải ngoại, tự do sáng tạo, phát triển không thành vấn đề. Năm, cả trong nước, nhìn nhận khách quan, không khí sinh hoạt văn học đã thoải mái hơn xưa rất nhiềụ Ðiều kiện này cho phép người viết dễ sáng tác, dễ giao lưu với người Việt ở hải ngoại hơn. Sáu, phương tiện Internet nhanh chóng, dễ dàng, ít tốn kém saûn có, thông tin, tài liệu rất dồi dào cũng có. Ưu điểm, bài bản thực tế, khả thi, chúng ta có; hợp lưu nhiệt tình, thân hữu có; ý chí, tinh thần hành động triệt để có, thì không có lý do gì mà chúng ta không thể thành công trong việc đưa nền văn học Việt Nam đương đại tiến lên đúng ý nghĩa văn chương đích thực như hằng mong muốn. Dũng Vũ Stuttgart, den 03.09.2000 Tien-Dung.Vu@stg.siemens.de
Chú thích: [1] Dũng Vũ: Thử bàn về chất lượng phát triển văn học Việt Nam đương đạị Hợp Lưu #54, tháng 8 & 9, 2000. [2] Minh Tân, Thanh Nghị, Xuân Lãm: Từ điển Tiếng Việt- Ngôn Ngữ học Việt Nam, nxb. Thanh Hóa, 1998. Tài liệu tham khảo: (Thảo luận, giao lưu) 1. Steiner, Rudorf: Lehrbuch der Diskussionstechnik. Huber, Frauenfeld, 2000. 2. Rothstein, Butler: On Conflict and Consensus. A handbook on Formal Consensus decisionmaking. http://www.homepages.de/home/smerten/KritischeUni/ akku/texte/ocac.html, (Stand: 23.08.99). 3. Kahn, Michael: Das Tao der Kommunikation. Huber, Wien, 1999. 4. Có thể xem thêm: 5. Kienpointer, Manfred: Vernuenftig argrumentieren - Regeln und Techniken der Diskussion. Rowohlt, Hamburg, 1996. 6. Hage, J.: Reasoning with Rules. An Essay on Legal Reasoning and Its Underlying Logic. Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, 1997. 7. van Eemeren, Grootendost: Argrumentation, Communication and Fallacies. Hillsdale, N.J, 1992. 8. Fisher, Bonnie/Margolis, Michael/Resnick, David: A New Way of Talking Politics: Democracy on the Internet. Center for the Study of Democratic Citizenship. University of Cincinnatti, 1994. 9. Mettler- Meibom, B.: Kommunikation in der Mediengesellschaft .Tendenzen - Gerfaehrdungen - Orientierungen. Sigma, Berlin, 1994.
|