Tiếng trống truyền kỳ trong
Tiềm thức và Tâm linh dân tộc Việt Nam

Cao Thế Dung

Vietmagazine, 4/2/03

* Trống trong hát văn - đồng bóng

Giàn nhạc hầu chư vị đạo mẫu, đạo tam phủ, tứ phủ (Bà Chúa Liễu Hạnh) đạo Nội (đức Thánh Trần tức Trần Hưng Ðạo), có mõ nhỏ, mõ to, kèn, nhị, chiêng, trống nhỏ và trống bộ.

Nhạc hát văn, là làn điệu rất đặc biệt hát chầu thần (đình, đền) hát chầu chư vị (phủ, quán của Ðạo giáo, Lễ bà chúa Liễu Hạnh, đạo tổ Tiên Dung - Chử Ðồng Tử, đức Thánh Trần, Thiên Y A Na Thánh mẫu (điện thần chú - Huế) ... phải có hát chầu văn gồm: phách, đàn nguyệt, tiu và cảnh (nhạc cụ gõ) nhưng thiếu trống bản không thành hát văn. Nhiều ban nhạc hát văn còn sử dụng trống cái trống ban, trống cà rùng (hoặc trống chiến). Thanh la nhỏ và trống đệ Ðánh trống đế là một nghệ thuật tuyệt diệu, người nghệ sĩ, một tay hai dùi, vừa đánh trống đế vừa đánh tiu bang bang. Hát văn hay hát chầu văn là những làn điệu rất phong phú trong thế giới đồng bóng. Người lên đồng nhập bóng cô, bóng cậu, bóng các ông Hoàng khi lên đến cao độ bóng thường hay múa gươm hoặc bơi thuyền. Cung văn hát phải chuyển qua nhịp sôi nổi kích động. Vào cao điểm này, trống là chủ yếụ Trống nổi lên cùng với thanh la gõ rộn ràng và hò khoan theo làn điệu chèo đò hỗ trợ và phù hợp với các động tác chèo thuyền của bóng. (14)

Nhạc lễ hầu bóng là một hình thức diễn xướng rất quan trọng của tín đồ Tứ Phủ cung nghinh các vị Thánh Tứ Phủ xin Thánh phù hộ độ trì (Tứ phủ là 4 cõi: Thiên phủ (cõi trời), Nhạc phủ (cõi rừng), Thoải phủ (miền sông nước, biển hộ gọi là Thủy phủ) và Ðịa phủ (cõi đất - bà chúa Liễu Hạnh là địa thiên Thánh mẫu). Giàn nhạc hầu bóng có 2 nhóm: nhóm tiết tấu và giai điệụ Trống giữ nhịp hoặc là kích động, có trống cái, trống bồng, trống cơm hòa với chuông mõ, thanh la, song loan, chiêng... Ðó là những nhạc cụ không định âm nhưng giữ nhịp theo từng lễ tiết. Buổi hát chầu thường có 2 cung văn: một người hát, một người đàn. Người hát đảm đương việc giữ nhịp với trống, phách, cảnh, chiêng, mõ. (15)
 

* Trống trong nhạc cung đình - chầu thần - ca trù

Ban đồng văn và nhã nhạc (nhạc cung đình), gồm có long sinh, long phách, sinh tiền, kèn, sáo đôi, 5 đàn giây: đàn 3 giây, 4, 7, 9 và 15 giâỵ Trống ngưỡng thiên lớn là 'khâm saí, vị trí chỉ sau ông quản giáo (nhạc trưởng), có trống mảnh phụ lực.

Trong cái giàn đại nhạc cung đình của nhà Thanh Trung Hoa thế kỷ thứ XVIII, theo giáo sư Trần Văn Khê, có cả ban nhạc Việt Nam, gồm 2 sáo ngang, 1 đàn nguyệt tử, 1 hồ cầm, một nguyệt, một đàn tỳ bà, phách, đàn và thanh la hòa với giàn trống, đồng thời nghệ sĩ vừa đánh trống cũng đánh phách gõ vào tang trống, rất khác với nhạc cổ truyền Trung Hoa.

Cách đánh trống theo điệu thức từng loại trống, và phải đạt đến sự tinh tế, vi diệu là đánh trống cầm chầu trong lối hát cửa quyền, cung đình và hát chầu thần qua các làn điệu hát nói tức hát ả đào hay ca trù.

Trống cầm chầu coi như vị chủ trì của hát ca trụ Trong lễ hát chầu thần, nghệ nhân vừa múa vừa hát, vừa đánh phách, điểm xuyết qua tiếng gõ trống cầm chầu, ngân dài ị a, lại điểm thêm từng tiếng trống. Roi trống chầu là một nhạc cụ dài không cứng. Nhạc ca trù gồm đới cầm còn gọi là đàn đáỵ Cô đào hát vừa hát vừa gõ phách. Hát cửa quyền (trong đại yến) ở dinh quan hay trong cung vua (hát cung đình), ả đào dùng quán tiền phách tục gọi là cái sinh tiền, miệng hát, tay gõ phách và múa (vừa múa, vừa gõ phách, vừa hát). Quan viên đánh trống phải là bậc vị vọng mới được đánh trống cầm chầụ Hát ả đào chầu thần, vị cầm trống chầu là cụ Tiên Chỉ, ông Hương Cả hay đàn anh có danh vọng trong làng. Hát ả đào chốn cung đình thì vị Thượng Thư tài danh nào đó như cụ Thượng Trứ (hàm Binh Bộ Thượng Thư Nguyễn Công Trứ) được vua ưu ái cho cầm trống chầu, gọi là trống đan diệu cổ tục gọi là trống mảnh, còn gọi là trống cái (cái đây là gái, chứ không phải trống cái lớn tức đại cổ). Theo Phạm Ðình Hổ trong sách Vũ Trung tùy bút (tờ 44a) , Ðông Châu dịch như sau: 'Trống mảnh một mặt, tang trống nhỏ và mỏng sơn son thiếp vàng, khi ả đào mới lên chiếu ngồi hay lúc uốn éo múa mênh (uốn éo theo giọng hát gọi là múa mênh) thì đánh trống ấy tiếng nó kêu lung bung, bập bùng rất hay.

Hát múa chầu thần, có 2 ả đào, một cô cầm phách, một cô đeo chiếc trống cơm. Trường hợp này, người đánh trống cầm chầu 'cầm chịch' cho các điệu múa hát theo nhịp phách và trống cơm. Người đánh trống cầm chầu phải sành điệu biết được các cung trầm bổng của nhạc. Theo Phạm Ðình Hổ, thì âm nhạc Việt trong đó có nhạc hát ca trù (ả đào) 'không giống bên Tầu nhưng cũng có tiếng cao, tiếng hạ, tiếng thanh, tiếng trọc, đủ cả 5 cung, bảy thanh'. Hát chầu thần hay hát ca trù (cung đình), trước hết là giáo hương, giáo trống. Kép rung lên mấy hồi trống (gọi là giáo trống) đọc mấy lời chúc (theo mẫu), đào nương đốt hương đứng lên trước mặt thánh (hay vua), rồi thét nhạc (thiết nhạc), phách rung lên gọi là 'vào phách, tiếng phách khoan và maụ Phách là cái thước để đo câu hát'.

Theo giáo sư Trần Văn Khê: 'Có phách rung, phách dóc, phách hơi, phách lá đầu, phách khoan và phách maụ Theo Nguyễn Ðôn Phục thì phách rung đánh lúc đầu khi đào nương còn ngâm nga chưa vào phách; phách dóc là đánh theo từng khổ hát, phách hơi là đánh làm mực cho hơi hát..., phách lá đầu thường đánh ở câu hát có màn khoan; hát mau, hát dồn, hát dựng hay khi xếp thì đánh phách maụđầu những ai khi đánh trong hoặc đánh ngoài câu hát. Hát khoan thì đánh phách.

Quan viên đánh trống trước khi đào kép đến, đánh Sơ-cổ, Tòng-cổ và Trung-cộ Ðào kép đến rồi đánh Thôi-cộ Tòng-cổ thì có 3 tiếng khoan 2 tiếng nhặt. Trung-cổ thì một tiếng khoan hai tiếng nhặt. Thôi-cổ có 2 tiếng đều, không khoan không nhặt.

Tiếng trên tang trống gọi là cắc, tiếng trên mặt trống là tùng. Ðánh 12 tiếng cắc để gọi kép, 9 tiếng tùng để bảo kép lên dây đàn rồi 2 tiếng tùng liên tiếp để hối đào kép bắt đầú (16)

Ðào nương nào hát kém, quan viên đánh 5, 6, 7 tiếng cắc tức là quan viên không muốn nghe cô đào ấy hát nữa, thay cô khác. Nhưng hãn hữu mới xảy ra, phần nhiều là đánh khen, tiếng nhà nghề gọi là thùy châu, lạc nhạn, hạ mạ Quan viên đánh khen một tiếng cắc, 2, 3 tiếng tùng gọi là tranh tiêu, phi nhạn, thượng mạ Một khi đào nương hát quá hay, vừa ngắt lời ca, quan viên còn ngây ngất, chưa kịp đánh trống tùng thì đánh cắc lèo nhịp trên tay trống tức là khen nức nở.

Hát chầu thần có thể do 6, 7 cô đào nương mặc quần đen lĩnh (bóng loáng) áo the đen hoặc cái áo mầu, yếm mầu, khăn nâu, tóc bỏ đuôi gà, thắt lưng xanh, vàng... tùy đào nương, vừa hát vừa dâng hương. Hát nghinh thần thì đào nương tay cầm cành hoa, gọi là hát múa bài bông (bài nghĩa là từng bài, từng trận. Múa bài bông tức là múa trận hoa). Lối múa này thuộc loại đại diễn (cung đình hay chầu thần) từ 8 đến 10, 12 đào nương... xếp từng hàng lên xuống, vừa hát vừa múa dâng hoa.

Các điệu múa ca trù dâng hoa, đào nương đeo trống cơm hay trống mảnh, vừa múa hát, vừa làm nhịp. Triều đình Huế định chế hóa các làn điệu múa ca trù dâng hoa vào dịp lễ Vạn Thọ (sinh nhật) hoàng hậu hay hoàng thái hậu (mẹ vua). Múa hát trong đại yến có vua ngự coi, có mấy làn điệu đáng kể như Thanh hoa chi, các đào nương cầm cành hoa xanh múa hát. Ðoạn, lần thứ hai, hát điệu Hoàng hoa chi (còn gọi là Huỳnh hoa chi, kỵ húy chúa triều Nguyễn Hoàng nên gọi là huỳnh). Lúc hoàng hậu trở về cung, đào nương cầm cành hoa đào hoặc quả đào (để trên một chiếc lẵng nhỏ) múa hát.
 

* Từ cầm chầu đến hát bài bông

Hát và múa dâng Hoa Ðức mẹ của Công giáo xuất phát từ truyền thống hát dâng hoa chầu thần và dâng hoa Vạn Thọ (cung đình) nhưng lại phối hợp làn điệu hát ả đào và làn điệu hát văn và hát trống quân. Thường thường đào nương đeo trống cơm, vừa hát vừa làm nhịp cho đoàn. Hát múa xong, quan viên nổi trống bày tỏ niềm hoan hỷ 'tùng, tùng, tùng...' một lèo cắc rồi tùng. Hát bài bông hay hát trận hoa (múa hoa) có nhiều bài bản, đại cương là huy hoàng, rực rỡ (y phục), trang nghiêm và tề chỉnh. Người cầm chầu (đánh trống chầu) phải là người biết nhạc, biết hát ả đào và thấm nhuần thi âm.

Hát ngắm trong lễ Phục Sinh, ngắm các đàng Thánh giá về sự thương khócủa Ðức Chúa Giêsu chịu nạn, ở Bắc Ninh, Nam Ðịnh, Thái Bình có lệ thi ngắm, người cầm trống chầu là vị nhiều làn điệu khác nhau nhưng làn điệu ca trù chầu thần và hát văn là phổ biến hơn cạ Nhiều nhà thờ ở giáo phận Bùi Chu, quan viên cầm chầu, mặc áo thụng xanh (lễ phục), đội mũ tú tài, có hai người cầm lọng che, mặc áo binh biên hay áo dài đen, thắt dây lưng đọ Hai lọng che là che cho trống chứ không phải che cho quan viên.

Trống là linh hồn của hát chèo và hát bộị Theo cụ Ðỗ Bằng Ðoàn và giáo sư Ðỗ Trọng Huề, đồng tác giả 'Việt Nam ca trù biên khảó dẫn sách Lê triều hội diễn chép: 'Khi triều đình tổ chức hát múa trong các ngày khánh đản, có cử ra hai người nắm vững nghi thức của triều đình, để điều khiển buổi diễn. Người thứ nhất gọi là viên tửu lệnh. Tửu lệnh tay cầm gươm có nhiệm vụ đảm bảo trật tự quy định chỗ đi đứng cho những thành phần tham dự các buổi diễn, cũng như quy định thời gian, nắm vững chương trình tiến hành của triều đình.

Người thứ hai là viên cổ lệnh. Cổ lệnh phải là người tinh thông nghệ thuật, có nhiệm vụ điều khiển đào, kép múa hát. Ai hát hay, múa đẹp cổ lệnh có quyền thưởng, ai làm dở có quyền phạt. Cổ lệnh cầm dùi đánh trống ở sân chầu điều khiển, tựa như vai trò chỉ đạo nghệ thuật ngày nay, do đó có danh từ cầm chầu, hay đánh chầu.

Nếu hát ở cửa đình, dân làng cũng phải cử một người thông thạo nghệ thuật, cầm chầu khen chê hoặc thưởng cho những ai có tài múa hát được quần chúng hoan nghênh.

Chúng tôi cho rằng tiếng trống chầu và lệ dùng thẻ thưởng diễn viên, hoặc quăng tiền ném lên sân khấu của những khán giả cao hứng, hào hiệp thưởng đào, kép là bắt nguồn từ tục lệ đó của ca trù để thành tục lệ, phương thức của bội, chèo'

Nét cao quý, vương giả và đài trang của hát ả đào là do lời ca ăn nhịp với tiếng trống cầm chầụ Quan viên cầm trống chầu phải hiểu rành rẽ nghệ thuật hát, phải hiểu tường tận ý nghĩa của bài thơ, đâu là chỗ ngắt đoạn, đâu là lên bổng xuống trầm.

'Người quan viên không đóng một vai trò thuần túy thụ động. Lắng nghe tâm sự của cổ nhân sống lại qua lời ca tiếng nhạc, quan viên còn điểm xuyết bằng những tiếng trống chầu nó biểu lộ cái cá tính của mình. Không những thế, nhiều khi quan viên lại sáng tác bài ca cho ả đào hát, nghĩa là mượn tiếng mỹ nhân để giải bày tâm sụ cho chính mình. Ca trù là một nghệ thuật pha trộn nhạc và thơ và mỗi cuộc hát ả đào là một cuộc trình diễn nghệ thuật trong đó diễn viên cũng như người hưởng thụ đều là nghệ sị Cả hai đều tích cực tham gia vào công cuộc trình diễn. (17)

Do vậy, thiếu tiếng trống cầm chầu, không thành hát ả đào, một nghệ thuật cao quý, gồm cả nhạc, múa hát với một giàn nhạc giáo phường gồm có một cái nhịp dài bằng tre, một ống sáo, một đàn nhị, một cái trống cơm, nhiều đàn giây, ả đào cầm một cái phách, một cái sinh tiền hoặc một cái trống mảnh một mặt, vừa hát vừa múa vừa đánh trống làm nhịp. (18). Hát bài bông, trống là chủ yếu, vừa cầm chịch, giữ nhịp, vừa kích động rộn rạ Múa bài bông xuất hiện từ đời nhà Trần hoặc trước nữa.

.... Mười sáu cô đào với trang phục nhiều màu sắc, chân đi hài, tay cầm quạt vai đặt đòn gánh ngắn đeo đèn lồng thắp nến hoặc lẵng hoa nhiều màu xen kẹ Quản giáp đánh trống giữ nhịp, các kép kéo nhị, gảy đàn, thổi sáo, các cô đào đứng tuổi giữ nhịp sênh phách. Ðội hình đèn hoa đi hàng một vào hương án thờ thần rồi tách thành hai hàng, quỳ trước hương án hai tay nâng quạt lên khỏi đầụ Ðội hình múa theo nhịp nhạc, lúc tiến lúc lùị Khi nhanh khi chậm... Múa sao cho khéo, nhịp nhàng không đổ nến cháy đèn, rơi hoa ...

Sau đoạn giáo đầu các cô đào đứng lên, mở quạt ra, vừa hát vừa múa cho đủ 5 sắp (5 đoạn). Sau khi múa hát Bài bông, các đào kép có thể hát thêm vài bài mang nội dung tế thần, mừng làng xã, cầu chúc cuộc sống thanh bình no đủ. (19)
 

* Trống cầm chầu trên sân khấu

Chèo và trống chèo với thanh âm tưng bừng đã nhuần thấm vào dân gian trước đây, và là một nghệ thuật truyền thống lâu đời của dân tộc, một loại sân khấu kể truyện (như kịch nói), chèo cũng là loại sân khấu ước lệ và cách điệu, kết hợp giữa cái bi và cái hài, thành một nguyên tắc kịch thuật của chèo (20) người cầm trống chèo, một quan viên khán giả nhưng cũng là một nghệ nhân nắm vững nghệ thuật chèo, khi bi khi hàị tiếng trống vang vọng giữa đêm trường.

Ðể mở đầu buổi diễn, người cầm chầu nhanh nhẹ trên mặt trống một tiếng, dằn roi thành tiếng rung kèm theo, nghe ra thùng rụp - tín hiểu hỏi bên trong sân khấu đã chuẩn bị xong chưa?

Từ bên trong sân khấu, tiếng trống của dàn nhạc liền đáp lại bằng tín hiệu cờ rụp, có nghĩa là xong rồị Hai lần hỏi đáp như thế rồi tiếng trống chầu nổi lên thúc giục diễn viên ra sân khấu, gọi là trống khai trường. Trống khai trường đánh theo mùa, buổi diễn vào mùa xuân thì đánh ba tiếng, vào mùa hạ thì đánh chín tiếng, và mùa thu thì đánh bảy tiếng, mùa đông thì đánh năm tiếng, theo nguyên văn tài liệu về phép đánh trống: 'Xuân ta, hạ cửu, thu thất, đông ngú (1). Vừa dứt tiếng trống cuối cùng thì dàn nhạc trên sân khấu hát bội nổi lên, chuẩn bị không khí buổi diễn cho người xem và cho diễn viên. Bản 'nhạc raó này của dàn nhạc hát bội không nhiều nhạc cụ mà rạo rực, rộn rã, thúc giục lòng người, ngang âm lượng của một dàn nhạc lớn phương Tây.

Ðến khi vở diễn bắt đầu, người cầm roi trống chầu làm mấy chức năng: giám sát hiệu quả nghệ thuật, để thưởng và phạt. Cứu đỡ những nhược điểm khó tránh trong quá trình diễn xuất của diễn viên và khích lệ diễn viên. Giúp người xem thưởng thức nghệ thuật.

Người cầm chầu thực hiện ba chức năng trên bằng cách sử dụng roi trống.

Roi trống mở miệng: dùng trong trường hợp diễn viên vừa ra sân khấu chuẩn bị mở miệng hát. Roi trống chấm câu: dùng trong trường hợp thay cho bút son để chấm mạch văn trong câu thơ và từng câu thợ Roi trống điểm khuyên: dùng trong trường hợp khen giọng hát hay, diễn xuất khéo, động tác đẹp... Còn phạt thì không đánh trống chỉ gõ vào vành trống.

Roi trống vớt hơi: dùng trong trường hợp vì đuối sức mà diễn viên ấy bị hụt hơi không hát tới bờ, tới gốc của lời tuồng. Diễn viên nào gặp được roi trống này thì đang mệt cũng hóa ra khỏe.

Dù sử dụng loại roi trống nào người cầm chầu cũng phải đảm bảo nguyên tắc duy nhất là không được đánh trống lấp lên lời giọng và luyến láy của giọng hát. Chính vì là phương tiện thưởng thức nghệ thuật cho nên ngay trong từng roi trống đều toát ra cái thần của hiệu quả thưởng thức, như cái thần trong nét bút của họa sĩ, chẳng những gây hứng thú đối với người xem mà còn giúp cho người ngoài cuộc nghe tiếng trống chầu cũng có thể phán đoán chính xác buổi diễn hay, hay dợ Như chúng ta đều biết, trồng chầu tự thân nó có âm lượng vang động, có khả năng báo tin xa, có âm sắc vui tươi mà trang nghiêm, rạo rực giúp ích trong nhu cầu sinh hoạt cũng như trong tế lệ Tiếng trống chầu đến với sân khấu hát bội làm cho chức năng 'giải tri của nghệ thuật được coi trọng ngang hàng với chức năng giáo dục, thẩm mỵ Vị trí của tiếng trống chầu trong sân khấu hát bội như trên đã trình bày vốn bắt nguồn từ hình thái nghệ thuật hát ả đào, chứ không phải ngẫu nhiên mà có. (21)

Nghĩa là trống chầu trong hát chèo, hát bội có nguồn gốc từ trống chầu hát ca trù, một lối hát đặc biệt, có nhiều tên gọi như hát cô đầu, hát ả đào, hát nhà trò, hát nhà tô, hát cửa đình. Lối hát này xuất phát từ đời nhà Lý, không có trống không thành hát ca trụ Theo nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát: 'Ðây là một chiếc trống nhỏ nhỉnh hơn chiếc trống đế: cao 0.22m rộng 0.20m. Cao độ của trống nằm trong âm khu trung bình, tính chất tương đối khỏe, vang, ấm tiếng và nặng. Khi bịt mặt trống thì bớt vang, bớt ấm nhưng khỏe và nặng hơn. Dùi trống dài 0.30m làm bằng một thứ gỗ vừa dẻo vừa cứng (tầm sọng) đường kính 0.07m hay 0.08m.'

Tiếng trống có khi xen với tiếng tang trống sử dụng để chấm câu văn, nhưng phải ăn khớp với phách về tiết tấu, tô thêm tính chất ổn định của tiết tấu, làm rõ chỗ kết cấu của nhịp điệu; riêng tiếng tang trống dùng để khen câu thơ, giọng hát, tiếng đàn. Việc sắp xếp số tiếng trống và tang trống và khi đánh trống thì bịt trống hay không là tùy theo sự sáng tạo của người cầm trống. Người cầm trống là một thính giả. Do đó ta có thể kết luận rằng, người cầm trống vừa là chủ thể vừa là khách thể, vừa thụ động vừa chủ động và cách thưởng thức có tính chất tập trung chủ khen, chê kịp thời (sự thực không chê bao giờ). Tức là người đó phải có một trình độ thẩm mỹ cao về văn thơ và về ca nhạc, năng lực của thính giác phải toàn diện và tinh vi, sức cảm thụ phải nhanh nhạy và óc sáng tạo phải linh hoạt. Sự giao lưu tình cảm giữa nghệ sĩ và công chúng trong lối hát ca trù biểu hiện một cách rõ nét hơn bất kỳ các lối hát dân gian nào. (22)

Hầu hết các loại ca hát múa truyền thống của ta đều sử dụng nhạc cụ gõ, trống là 'tướng soái' vừa là diễn viên và là trọng tài. Từ ca trù đến hát chèo, hát bội, hát bộ có một tương quan gắn bó chặt chẽ trong truyền thống qua tiếng trống. Hát bội ở Bình Ðịnh hay hát bội ở miền Bắc 'được giảng giải là hát đủ lệ bộ các vai trong điển tích, lại có tài hát đổi nhiều giọng, đang hát lời văn của bên năm, lại đổi ra giọng lời đáp của bên nữ, đang lời vua chỉ phán đổi ra lời tâu của hạ thần; một mình kiêm cả các vai trong điển tích, mỗi khi hát lại điểm tiếng trống và thanh la, khiến người nghe tưởng tượng như ngồi trong rạp hát, nên gọi là hát bộ.

Lại có người giảng hát bộ là nay đây mai đó, một tay cầm trống và thanh la, một tay cầm dùi, đi rong ngoài đường, ai muốn hát thì gọi vào' (23)
 

* Diễn tấu trống đồng Văn Lang

Hát bội cũng là hát chèo, hát ở rạp có nhiều khán giả coi. Còn hát bộ chỉ có một mình một người hát cũng như cả rạp. Cả hai loại lẽ tự nhiên không thể không có trống, một nhạc cụ truyền thống xuất hiện từ thời các vua Hùng Văn Lang.

Trên mặt trống đồng, chúng ta thấy có chạm hình người thổi kèn, nhảy múa, hoặc khoác áo lông chim, cầm binh khí như khiên, giáo, tựa hồ đang biểu diễn nghệ thuật đấu võ, lại có cả hình người cầm hai tay hai gậy tre dài như giã gạo chày đôị Trước kia, có nhà nghiên cứu đã lầm tưởng đó là cảnh giã gạo, phản ánh cuộc sống lao động của người Việt cộ Mãi gần đây người ta mới biết đó là hình ảnh những nhạc công dùng dùi tre gõ trống đồng. Bản thân trống đồng cũng là một thứ nhạc khí, dùng làm bộ gõ cho hát múạ Phủ tàng bản Thanh Sơn, Phú Thọ, các nghệ nhân lão niên người Mường còn lưu giữ được những bản nhạc gõ bằng trống đồng. Thanh Sơn vốn là miền đất cổ thuộc Ngũ Lĩnh xưa nơi vua Hùng đóng đô nên mới còn giữ được truyền thống dùng bộ trống đồng làm nhạc khí trong các tục lệ cúng tế, vào hội, vào đám (24).

Việt Nam xưa là quê hương của lễ hội, nói như giáo sĩ người Ý (thế kỷ 17) Christoforo Borri, Việt Nam là một 'thiên đàng', đâu đâu cũng rộn rã lời ca tiếng hát, tiếng cườị có đủ thứ lễ hội, hội cấy, hội gặt, hội trăng rằm, hội lễ cầu mưa, cầu phúc, chúc mừng làng xóm... Trống đồng Thanh Sơn có tuổi thọ trên 2000 năm, tạo ra tiết tấu giai điệu cho các loạt hát múa theo lễ tục hội lễ, hội mùạ Hát cửa đình, ca trù, hát bộị tất phải khởi nguồn từ đọ Trống đồng, trống cái, đống đực, trống con, trống cơm, trống mảnh với thanh âm truyền kỳ bát ngát mà từ ngàn năm xưa đã thành tâm thanh, tâm thức và tâm linh của dân tộc Việt Nam.

Cao Thế Dung

(trích: Việt Nam, Văn Hiến Toàn Thư - Bản sơ thảo, chương 'Trống và nhạc cụ gõ')
 

Phần chú thích:

Ðào Ðăng Hoàn. Nghệ thuật diễn tấu trống đồng trong lễ hội đền Hùng. Tạp chí Nghiên cứu Văn Hóa Nghệ Thuật, số 2 (104) - 1992, tr 18-20.

Quốc sử giám triều Nguyễn, Ðại Nam Hội Diễn sự lệ, Q.156 - 'Diễn tập quân nhạc - Nxb Thuận Hóa 1993 - Bản dịch.

Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục, chính biên, Q.XII, t.28. Bản dịch, T. I, tr. 741.

Ðào Ðăng Hoàn, tld. Nghiên cứu VHNT, số 2 (104) - 1992, tr.18.

Võ Lang, Hát Cô đầu. Văn Hóa tập san, XIX, số 4 - 1970, tr.129 - 134.

Trần Văn Khê, Hát Ả đào. Bách khoa số 81, 15-5-1960, tr.66 - 72.

Phạm Ðình Hổ, Vũ Trung tùy bút. Bản dịch của Ðông Châu: Nam Phong tạp chí, số 70, tháng 10. 1924. tr.365 - 367 - Cao Thế Dung, VN Văn Hiến Toàn Thư. Sơ Thảo, chương 'Nghệ thuật hát ả đào'.

Thanh Hà, 'Tư duy nông nghiệp qua những trò diễn dân gian', Văn Hóa Nghệ Thuật số 3 (141) 1996, tr.49 - 50.

Trần Việt Ngữ, Những hình thức diễn xướng đời Trần. Nghiên cứu Văn Hóa Nghệ Thuật, số 4 (81) - 1988, tr.25 - 29 - Lý Nguyên Cát là một con hát trong binh đoàn Toa Ðô (Mông Cổ) xâm lăng Ðại Việt, ta đại thắng bắt được hàng ngàn tù binh, trong đó có Cát, người Mông Cổ, vua Nhân Tông tha chết, dùng Cát vào đội ca múa. Cát hát hay múa giỏi, ông truyền nghệ thuật tuồng hát Mông Cổ vào nước ta từ bấy giờ.

Trần Chính, Sân khấu dân gian - truyền thống Quảng Ninh. Tạp chí Văn Hoá Dân Gian, số 3 (51) -1995, tr. 67 - 72. Tôn Thất Bình, Huế: trung tâm sinh hoạt nghệ thuật tuồng thế kỷ XIX. Nghiên cứu VHNT, số 3 (50) - 1983, tr.20 - 27. Mộng Hùng, 'Nhạc cụ gõ trong âm nhạc cổ truyền của người Việt' Văn Hoá Nghệ Thuật, số 3 (165) - 1998, tr.82 - 85.

Nguyễn Hồng Dương, Nét đẹp văn hóa trong múa hát dâng hoạ Báo Người Công Giáo Việt Nam số 10, 15-5-1995. Ngô Ðức Thịnh,'Hát văn và nghi thức hầu bóng là hiện tượng văn hóa dân gian tổng thệ VH Dân Gian số 4 (36), 1991, tr.56-63 .* Văn Thịnh, Hát chầu văn xưa và nay, tr 74 - 77. Thanh Hà, Hình thức âm nhạc trong hát văn - Nghiên cứu VHNT số 2 (49) - 1983, tr.34 - 39.

Duệ Anh, Ca nhạc trong hầu bóng. Tc Dân Tộc Học, số 2 -1995 tr.63 - 69.

Trần Văn Khê, Hát Ả Ðàọ Bách Khoa số 83, 15-6-1960, tr.52 - 58.

Ðỗ Bằng Ðoàn và Ðỗ Trọng Huề, Việt Nam ca trù biên khảo, SG 1970, tr.13 - Chương I, 'Những lối ca trù, Hát cửa đình, giáo trống, dâng hương...

Lê Văn Hảo, Vài nét về sinh hoạt của Hát Ả Ðào trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Tạp chí Ðại Học (Huế), số 5, 10-1962, tr.718 - 750.

Tú Ngọc, Mối quan hệ giữa Hát Xoan và Hát ca trụ VHNT số 11 (161) - 1997, tr.73 - 74, 94.

Trần Việt Ngữ, Về những đặc điểm nghệ thuật chèo cộ Nghiên cứu Nghệ Thuật, số 3 (50) - 1983, tr.9 - 19. Vũ Ngọc Liễn, Tiếng trống chầu trên sân khấu Hát Bộị VHNT số 10 (160) - 1997, tr.84 - 85.

Nguyễn Xuân Khoát, giới thiệu lối hát ca trụ Văn Hóa Dân Gian, số 4 - 1984, tr.34 - 38.

Tôn Thất Bình, góp phần tìm hiểu ý nghĩa hai từ 'Hát Bội' và 'Hát Bộ Văn Hóa Dân Gian', số 3 (39) - 1992, tr. 83 - 85.

Lê Ngọc Cầu, Từ Ca trù đến Hát bội, Nc. VHNT, số 2 (49) - 1983, tr.55- 62.