(Theo The Gioi Publishers- SaigonNet dịch)
Ngay từ đầu thời đồ đá mới, từ những đỉnh núi cao và rừng rậm bao quanh vùng đồng bằng sông Hồng, người Việt với lòng kiên trì mạnh mẽ đã di chuyển xuống và chinh phục vùng đồng bằng trù phú, biến vùng này trở thành chiếc nôi của nền văn minh dựa trên nông nghiệp và thủ công độc đáo. Những cuộc khai phá khắp vùng đồng bằng đã phát hiện nhiều công cụ bằng đá - rìu, đục, gạc, đầu mũi tên, những khuôn đúc đồ gốm v.v... Dấu vết của các công cụ bằng gỗ và bằng tre cũng được phát hiện, cho thấy chúng đã được sử dụng rộng rãi và cũng có chứng cớ rõ ràng cho thấy những công cụ bằng đất nung được sử dụng khi phát hiện các bình, lọ, chén, vại lớn, nhiều thứ vẫn còn mang dấu vết của các khuôn tre bện.
Những đồ đúc bằng đồng xuất hiện trong thiên niên kỷ thứ hai, trước Công Nguyên. Những công cụ được làm từ hợp kim (chủ yếu là đồng và thiếc) có pha bạc, do những khoáng chất này có nhiều ở vùng này.
Giữa thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên và thời cận đại, kỹ thuật sản xuất công cụ bằng đá, gốm và đồng đã hoàn hảo dần, nhiều thứ quý giá hiện đã được ghi niên hiệu chính xác. Cùng với các công cụ sử dụng hàng ngày, nhiều đồ trang sức bằng đá đã được phát hiện, như vòng đeo tay và chuỗi hạt. Do kỹ thuật nung được cải tiến, nhiều vật dụng gốm ngày càng có nhiều hình dáng khác nhau, với những trang trí thanh tú. Khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, những sản phẩm đất nung bắt đầu cho thấy ảnh hưởng của kỹ thuật đồ gốm của Trung Quốc.
Những đồ đúc bằng đồng của Việt Nam đạt đỉnh cao vào thiên niên kỷ thứ 1 trước Công Nguyên, thời đại văn hóa Ðông Sơn (được đặt tên sau khi chiếc trống Ðông Sơn đầu tiên được phát hiện). Sự phong phú những chủng loại đồ đồng tồn tại theo thời gian, kết cấu và vẻ đẹp của chúng đã tạo ra sự ngạc nhiên kỳ thú ngày nay. Những năm gần đây, vài trăm chiếc trống đồng lớn hơn đã được tìm thấy, với chiều cao 60 cm hoặc hơn, đường kính ở vành trống là 74 cm, được trang hoàng với hình ảnh các con thú như hươu nai, chim và cuộc sống hàng ngày của thời đại đó - người nhảy múa, đua thuyền, săn bắn và giã gạo. Những nghệ nhân bậc thầy đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật và sự hoàn hảo về nghệ thuật đã tạo ra những chiếc trống giống nhau, đó vẫn là những khó khăn lớn cho cả ngày nay.
Tiếp sau thời kỳ Ðông Sơn, dân tộc Việt Nam đã trải qua một thời gian dài hội nhập với Trung Quốc. Hội nhập nhưng không bị đồng hóa, nền văn minh Việt Nam đã thành công trong việc giữ gìn bản sắc độc đáo trong khi hòa nhập với những yếu tố văn hóa của một nước láng giềng to lớn.
Người Việt Nam đã từng thành công trong việc giành lại độc lập, phát triển một xã hội tiến bộ dựa trên nền văn minh lúa nước, dẫn thủy nhập điền, bản chất chịu đựng của cộng đồng làng xã, và sự thành lập một chính quyền phong kiến trung ương với hệ thống hành pháp được điều hành bởi quan lại, binh lính triều đình và các viên chức làng xã.
Cùng với các truyền thuyết cổ xưa mô tả nguồn gốc đất nước và con người Việt Nam, mối quan hệ nhân bản và nguồn tài nguyên vô tận đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong nền văn hóa có nguồn gốc nông dân sâu xa, những ảnh hưởng văn hóa khác đã được chuyển tải qua các triết lý cao siêu của Lão Tử, Khổng Tử và Phật Giáo.
Nhiều làn sóng
ảnh hưởng như thế liên tục tràn vào xã hội Việt Nam trong suốt thời kỳ lịch sử
lâu dài. Trong khi người dân kết hợp chúng với ngành nghề thủ công, triều đình,
quan lại và các học giả đã tìm cách đồng hóa với cái gọi là một nền văn hóa cao
hơn. Dần dần, hai con đường văn hóa này hòa lẫn vào nhau tạo thành sự kết hợp
phong phú được bộc lộ trong cả các tác phẩm nghệ thuật và những công cụ được sử
dụng hàng ngày.
(Theo The Gioi Publishers- SaigonNet dịch)
|