Sông Cửu Long và Môi sinh trong vùng

Nguyễn Trúc Giang
 

Trong những năm gần đây, chúng ta thường chứng kiến những nạn lụt tại miền đồng bằng Sông Cửu Long, thường hơn những thập niên trước, với một nhịp độ ngày càng tăng, gần như nạn lụt xảy ra hàng năm. Trong giữa năm 2002, chúng ta lại chứng kiến một việc khác thường là việc hạn hán tại một số tỉnh ven sông Cửu Long. Người ta có lúc đổ tội cho triệu chứng mà các nhà thời tính học gọi là El Nino (Ðứa bé vì nó thường bắt đầu vào mùa Giáng sinh) mà họ chưa giải thích được một cách khoa học những nguyên do. El Nino gây ra những cơn mưa thật lớn và từ đó có nhiều cơn lụt ở một số quốc gia vùng nhiệt đới quanh Thái Bình Dương. Sau triệu chứng El Nino, là triệu chứng ngược lại là El Nina là những cơn mưa dứt hẵn, tạo ra hạn hán tại nhiều nơi với hậu quả liên hệ là những cuộc cháy rừng, như vụ cháy rừng khổng lồ tại Nam Dương cách đây vài năm. Những năm gần đây, không còn triệu chứng El Nino nhưng đồng bằng sông Cửu Long vẫn bị lụt và như đã nói, năm nay lại bị hạn hán. Chúng ta phải tìm nguyên do ở nơi khác.

Sông Cửu Long, dài 4350 cây số, là con sông dài thứ 12 trên thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng xa xăm, để 4200 cây số sau, đổ ra biển Ðông qua 9 cửa sông, vì thế, tên Việt Nam của con sông này là Cửu Long. Từ Tây Tạng, con sông này chạy ngang qua Trung Quốc để đến Miến Ðiện, Lào, Thái Lan, sau đó Cao Miên và ngay tại thủ đô Nam Vang (Phnom Penh) chia ra hai nhánh đổ ra biển Ðông. Ðồng bằng sông Cửu Long là xứ cấu tạo của các phù sa mà dòng sông đã vun bồi suốt hàng triệu năm. Từ xưa đến nay, con sông Cửu Long, cũng như hầu hết các con sông lớn nhỏ trên thế giới, đã đóng một vai trò quan trọng cho những người dân sống ven sông (ước lượng ngày hôm nay là 70 triệu) và trên những con sông phụ lưụ Ðó là nguồn nước để làm ruộng để canh tác, đó là nguồn cá vô tận, đó là con đường lưu thông để trao đổi thương mại và nếu biết khai thác đó có thể là nguồn năng lực mà cách đây vài chục năm, các kỹ nghệ gia Tây Phương gọi là than trắng.

Sau mấy trăm năm khai khẩn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành vựa lúa Việt Nam và là nơi trồng trọt các hoa quả nhờ một hệ thống dẫn thủy nhập điền quy mô và phức tạp biến những vùng đất phèn trở thành những vùng đất phì nhiêu, ngăn chận những luồn nước mạn của biển cả. Do đó, một sự thay đổi nào bắt nguồn từ vùng thượng lưu của con sông Cửu Long cũng có thể có những ảnh hưởng lớn lao và trầm trọng đến sự thăng bằng đã dày công tạo dựng trong hằng mấy thế kỷ. Vì thế sự khai thác của sông Cửu Long không thể nào là một sự quyết định đơn phương của một quốc gia sông ven sông mà phải là một quyết định chung của các quốc giạ Vì thế, một Ủy Ban Sông Cửu Long (Mekong River Commission) đã ra đời vào năm 1959 với sự tham gia của 4 quốc gia là Thái Lan, Cao Miên, Lào và Việt Nam. Lúc đó vì là thời chiến tranh lạnh nên Trung Quốc không tham gia.

Sau biến cố 1975, Ủy Ban này đã tạm ngưng các công việc, cho đến năm 1995, Ủy Ban này tái hoạt động với những quốc gia thành viên như trước nhưng với những thể chế mớị Trung Quốc vẫn không tham gia mặc dù ít ra 2 quốc gia trong Ủy Ban (Việt Nam và Lào) có những chánh quyền theo chế độ Xã Hội Chủ nghĩa, đang bị đảng Cộng Sản Trung Quốc kềm chế. Thật ra, Ủy Ban Cửu Long chỉ quyết định được về các đề án thuộc vùng Hạ Lưu sông và Thái Lan là đại diện để điều đình với Trung Quốc và Miến Ðiện (từ năm 1956 Tây Tạng đã bị Trung Quốc đóng chiếm) về những đề án liên quan đến vùng Thượng Lưu sông Cửu Long.

Trung Quốc dự trù xây cất 8 con đập có khả năng sản xuất 15000 MW trên vùng Thượng Lưu để phát triển vùng Vân Nam nhưng không hội ý với các quốc gia trong vùng Hạ Lưu (trừ Thái Lan vì Thái Lan đã đồng ý để xây dựng 1 trong 8 đập đó). Ðập thứ nhất, Man Wan, cao 126 thước, đã được hoàn tất vào năm 1996 và một đập thứ hai, Da chao San, cao 110 thước dự trù sẽ hoàn tất vào năm nay (2003) và lúc đó sẽ khởi công xây đập thứ ba, Xiao Wan, một trong những án khổng lồ của Trung Quốc, dự trù hoàn tất vào năm 2013. Ðập này sẽ cao 292 thước với hồ chứa nước dài 169 cây số và phải di chuyển hơn 30 000 người dân. Các công trình xây cất chỉ dựa vào những báo cáo mà không có một cuộc nghiên cứu từ Trung Quốc về những lợi hại cho vùng Hạ lưu của sông hay những ảnh hưởng môi sinh cho các thổ dân.

Ðúng ra có một báo cáo nộp cho Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank, ADB) vào tháng 5-2000, của ông Plinston, người Anh, và một viên chức của đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông He Daming, thuộc Ðại học Vân Nam. Báo cáo này quả quyết rằng các đập dự trù sẽ không ảnh hưởng đến vùng Hạ lưu và đề nghị nên xây thêm nhiều đập khác. Báo cáo này rất thích hợp cho ADB hay những cơ quan quốc tế tài chánh khác, để họ tiếp tục đóng vai trò cố vấn luôn luôn ủng hộ những đề án đồ sộ có đặc điểm phát triển nhất thời và không bao giờ lưu tâm đến những ành hưởng lâu dài (hơn 20 năm).

Trường hợp này đã xảy ra tại Ai Cập với đập Assouan.  Song song, một báo cáo khác của ông Adamson của hãng Halcrow, một công ty chuyên về thủy lợi, cho thấy một viễn ảnh khác và viễn ành này rất là lo ngại: 50% phù sa sẽ bị chận vì các đập này, lưu lượng nước sẽ thay đổi và Cao Miên sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề vì Biển Hồ (Tonle Sap) sẽ không được cung cấp nước vào mùa nước lũ và sẽ không đóng được vai trò điều hòa nước vào mùa hạn, do đó vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ có thể bị nước mặn triền miên. Nhưng tai hại hơn hết là khi Trung Quốc xây xong những đập như dự trù, họ có khả năng, vô tình hay cố ý, làm lụt vùng hạ lưụ Ðó là chưa kể nhũng hiểm họa về môi sinh (như đã chứng kiến với đập Assouan): các loài cá sẽ thiếu những nguồn cung cấp thực phẩm vì không còn phù sa, v.v...

Những dự án của Thái Lan và Lào cũng tai hại không kém. Lào cũng dự trù xây một số đập với Thái Lan có những nguồn năng lượng để cung cấp cho các quốc gia lân cận (như Thái Lan!) và Thái Lan sẽ có những dự trữ nước ngọt (từ các đập trên sông Cửu Long hay những đập xây trên các sông phụ lưu nằm trên lãnh thổ nước Thái hay nước Lào như đập Nan Theun 2 - với sự ủng hộ của Ngân Hàng Thế Giới - trên sông Theun, một phụ lưu quan trọng của sông Cửu Long) cho vùng đông bắc Thái là vùng phát triển canh nông trong những thập niên tới. Việc tai hại là những nguồn nước cho các ruộng nương của Thái Lan sau đó sẽ thấm vào đất và sẽ đổ vào sông Chao Prayah mà sẽ không trở vào sông Cửu Long.  Việt Nam cũng không kém trong cuộc thi đua làm tắt nguồn nước cho sông Cửu Long như khi xây những đập (Yali) trên sông Sesan.

Nguyên do trước mắt để xây các đập này thật sự không phải là nguồn năng lượng nhưng thật sự là gỗ mà các viên chức Lào hay Việt Nam có thể cung cấp cho ngoại quốc ngay ngày hôm naỵ  Sau đó là dịp để thu được một số tiền do các cơ quan ngoại quốc tài trợ để di chuyển những người dân đang sinh sống trên các vùng sẽ bị ngập vì theo một báo cáo của cơ quan chuyên nghiên cứu về sông ngòi (International River Networks) thì đa số không nhận được tiền bồi thường.

Vấn đề sông Cửu Long là một vấn đề quan trọng và sự hợp tác quốc tế rất là cần thiết. Sự hiện diện trong các cơ quan đó chỉ có lợi khi người đại diện bảo vệ quyền lợi quốc gia mình trong việc chia xẻ những nguồn tài sản. Ðó là một việc mà chúng ta thấy là đảng cầm quyền Cộng Sản Hà Nội quên lờ đi, nhất là khi đối thoại với quan thầy Trung Quốc. Họ thích bóc lột những đồng bào nghèo đói ở vùng Tây Nguyên hơn là bảo về quyền lợi của quốc giạ Chúng ta đã thấy họ bán lãnh thổ khi họ ký Hiệp định về biên giới với Trung Quốc.

Chúng ta phải ngăn chận việc họ đang bán nguồn tài nguyên vô giá là nước vì nước là nguồn sinh sống cho mọi loài vật, cho loài người, cho người nông dân.

Nguyễn Trúc Giang