THÁI BÌNH MINH TRIẾT II


Kim-Ðịnh
VietCatholic.net

 

>>

 

 

NỘI DUNG:

TỰA

Phần hai này nói về Việt và Nho, cụ thể là Việt nam và Tàu. Trong cái nhìn mới lấy Thái Bình dương làm nôi văn hóa thì Việt nam kể như em chưa tiến bằng Tàu nên còn gần hơn với gốc mẹ Thái Bình. Ðang khi Tàu là anh, văn minh hơn, đã tiến nhiều về ngôn từ và cai tri, binh bị, kinh tế, nên về đàng Minh Triết có xa tổ đi ít nhiều, nhưng nói chung còn gần mẹ Thai Bình được chừng 70%, so với cảc văn minh kkác chỉ còn liên hệ với nguyên lý mẹ chừng được 20%.

Tàu là tên đất Ðào phong cho Ðế Nghiêu, một huyện nằm trong Bộc châu. Vì nước vua Nghiêu Thuấn là lý tưởng, nên tên Tàu được người Việt nam dùng từ khi chấp nhận Nho giáo. Ngòai ra không có tên chủng tộc nào cho Tàu, điều đó chứng tỏ Tàu cùng một gốc với Việt. Hán là một tên Bách Việt, họ Man(=Bàn). Hán cao tổ khi mới lên ngôi vẫn xưng mình là Hán Man. (Mã đoan Lâm 97). Tên nay (Chine) là tên nước Tần...Xét thấu triệt ra thì không có người Tàu chính cống, chỉ có người 64ại tộc Việt đã dần dần hóa ra Tàu do chính trị, chứ còn về chủng tộc và văn hóa đúng thị là anh em cùng dòng tộc, Tàu là anh vì văn minh hơn, Việt nam là em, còn gần văn hóa hơn. Cái nhìn mới này cần được nhắc lại để dễ hiểu những bài sau.

Minh triết là nghệ thuật tối cao xếp đặt việc nhà việc nước sao cho mọi người đều được hạnh phúc.
Hạnh phúc là sự đáp ứng mọi nhu yếu thâm sâu của con người.

Chính vì đáp ứng được các nhu yếu đó nên đạo Nho mang tên nọ. Như vậy Nho giáo chính là khoa dậy đạt hạnh phúc, gọi khác là Minh Triết. Minh Triết với Nho là một, miễn hiểu là nguyên Nho.
Tập sách này muốn phục hoạt lại thứ Nho nọ nên gọi là Việt Nho. Việt Nho là một phần của văn hóa Thái Bình nên cũng gọi là Tháí Nho.

Phân tich tới cùng nội dung của Minh Triết thì nhận ra đó chính là khả năng nối hai thái cực vơi nhau, như giữa có với không, sáng với tối, tĩnh với động, cương với nhu. Cụ thể thì hiền triết là người hội nhập được hai đức tính coi như trái ngược thí dụ vừa mền dịu mà lại cương trực, kiệm ước nhưng quảng đại bao la, an tĩnh mà lại đầy hoạt lực...

Ðấy là cái tài trên các tài nên vô cùng hiếm họa. Hầu hết chỉ có một bên (có hoặc không). Những văn hoá một chiều đó là tổ sinh ra vô só hình thức bải vật với các ý hệ, các siêu hình... để cố gắng đáp ứng nhửng nhu yếu thâm sâu không thấy được, nhưng trước sau đều đã thất bại. Văn hóa Thái Bình chứng tỏ đã đáp ứng được vì ta thấy tiên tổ đã để lại rất nhiều biểu tượng về tài nghệ hợp hòa nói trên, nên học về văn hóa Thá i Bình cũng chính là học về Minh Triết, mà Minh Triết ấy cũng gọi là Thái Hòa, là Nho, là Ðạo, là Trống, là Trung Dung,. Tất cả bấy nhiêu tiếng đều chỉ một nghĩa như nhau: hai mà một, một mà hai, hai đầu đối ngược nên khó có thống hội. Vậy mà tiên tổ ta đã nối đươc và để lại cho chúng ta những ấn tích chói chang. Chúng ta sẽ đem lòng biết ơn, trìu mến, úy sợ mà học hỏi về những quốc bảo linh thiêng nọ, mong rút tỉa được một hai tia sáng soi đường cho chúng ta qua cơn khủng hỏang tòa n cầu hiện nay. Tập này khởi thủy chỉ có 4 bài viết cho bộ tự điển triết học Tàu. Sau thêm ít bài để làm sảng tỏ ít vấn đề liên hệ mà làm ra tập sách.
 

 

>>