THÁI BÌNH MINH TRIẾT II

Kim-Ðịnh

<<

 

 

CHÚ GIẢI

1.
Ðây là một trong những quyển cuối cùng của toàn bộ gồm hơn ba mươi quyển, nên nó chỉ là bản tóm lược một số ý chính để tiện gửi đến rất nhiều người, hầu gợi hứng đi vào hành động. Vì vậy cần sách phải vắn tắt, nhẹ nhàng, trực chỉ... không bị chất nặng vì những quy chiếu lê thê bất tận. Bởi thế sách này trấnh né quy chiếu được càng nhiều càng hay, sợ nó đốc ra một sách tầm tra tài liệu dành riêng cho giới nghiên cứu. Vì đây là sách triết thì qui chiếu sách vở không còn quan trọng như trong sử. Với Triết lý nhân sinh thì quan trọng là quan niệm về sự vật chứ không là sự vật.

Huyền thoại và các đồ án chỉ là những ngăn kéo, còn gán ý nghĩa nào vào đó thì tùy mỗi triết gia: triết gia đại biểu cho một bước tiến mới trên con đường mở rộng tâm thức con người, nên lối gán nghĩa là thành phần cẫu tạo nên lập trường của người viết, và do đó có những giá trị mới khác, tuy câu truyện kể lại là một. Lối gán ý nào càng có mạch lạc, càng soi sáng được nhiều huyền thọai thì càng được kể là cao. Có mạch lạc chặt chẽ là khi nào những huyền thọai từ trước tới nay vẫn nằm tản mát rời rạc, bỗng nay được chỉ cho một chỗ đứng và mang một ý nghĩa mới để cùng giúp soi sáng cho tòan khối di sản của đại tộc thì càng tỏ ra có mạch lạc, có giá trị, được kể như một khám phá hiếm hoi, và đương nhiên trở nên một quy chiếu nội tại còn vô vàn quý hơn quy chiếu của sách vở. Sách vở dù có được thiết lập chính xác tới đâu cũng vẫn để những huyền thoại lại như một mớ chấp nối rời rạc. Chỉ có ý nghĩa mới làm cho chúng quy vào một mối và trở nên sống động. Ý nghĩa càng cao thì sự thống nhất càng trở nên tòan triệt, càng chiếu tỏa thêm nhiều cảm súc mãnh liệt, càng khơi gợi nên những dự án hành động ơn ích. Vì thế mỗi khi có được một việc gán ý cỡ nọ xảy ra trong nền văn hoá nào thì kể là một biến cố đánh dấu bước đi lên của nền văn hóa đó.

2.
Riêng về huyền thoại Việt nam thì gặp khó khăn ở chỗ chưa có tài liệu dịch ra ngoại ngữ nhưng xin trình quý độc gỉa yên lòng về căn cứ các truyện được nhắc tới, vì có thế nói là nó ở trên cửa miệng mọi người: ai ai cũng đã biết rồi, hay phải biết rồi. Phần lớn nằm trong quyển Kinh Hùng (viết tắt H). Nhìn dưới khía cạnh uyên tâm và Cơ Cấu thì quyển sách chỉ 15 truyện nhưng giá trị triết lý thì phi thường. Cách đây chừng 40 năm khi tôi mới quay về nghiên cứu dân tộc thì tôi cũng theo quan niệm hầu hết đồng bào tôi lúc đó, cho là sách nhảm cùng lắm là trích được ít truyện cho trẻ em, nhưng càng nghiên cứu, nhất là trong thế đối chiếu, thường là sau mỗi trăm quyển sách tứ phương tôi lại quay về đọ Kinh Hùng thì giá tri quyển sách càng đi lên. Giá trị đặc biệt của sách nằm trong chỗ gom được một chuỗi liên tục những 15 truyện nhân thoại. Có được một hai nhân thoại đã kể là văn hóa cao, đàng này có ngay một chuỗi 15 nhân thoại. Cuối cùng tôi mới nhận ra rằng Nhân thoại là sản phẩm riêng của Việt tộc. Các nền văn hóa khác chỉ có Thần thoại, nơi con người thường là nạn nhân. Trái lại trong nhân thoại thì con người làm chủ, làm nhân chủ, và toàn làm những việc có tầm vóc vũ trụ: xếp đặt trời đất (vua Tiết Liệu), đội đá vá trời, đẻ ra trứng vũ trụ như Âu Cơ tổ Mẫu. Nhân thoại đẻ ra nhân chủ. Thiếu nhân thọai thì chỉ có vật chủ, cùng lắm là nhân bản duy lý ít có làm được ơn ich cho đời. Chính ý nghĩa nhân chủ làm chủ tịch cho tầng ý nghĩa gán cho các huyền thoại được nhắc đến trong sách này.

3.
Những huyền thoại của Tàu thì đã được trình bày trong nhiều sách trước, đã cho đủ quy chiếu, nên ở đây chi xin đưa ra ít điều cần thiết. Nhưng nhân tiện tôi muốn nói về quyển Dances của Marcel Granet bị vài học giả cho là không chú ý đủ đến thời gian xuất hiện của những huyền thoại. Tôi cho là vấn nạn loại đó không hợp vì tính cách siêu thời gian của những ý nghĩa hàm ngụ trong những huyền thoại đó. Trái lại nên nhìn nhận tính cách sáng tạo của tác giả, người đầu tiên đã đem lại cho những huyền thoại cuả cổ Việt một tầng ý nghĩa mới, tầng xã hội, nhân đó đã giúp chúng tôi phần nào trong việc khám phá thêm tầng nghĩa cơ cấu. Vì thế trong khi phải động đến huyền thọai Tàu hay cổ Việt thì quyển Dances này được dùng nhiều nhất. Riêng trong quyển Minh Triết đôi khi phẩi quy chiếu tới sách đó bằng dùng dấu một sao. Vì không còn can đảm tìm lại một lần nữa những ghi chú đã bao lần bị cuốn theo chiều gió do những cuộc di tản liên miên trong cuộc sống "du cư" bất tận.

Mấy sách mới trưng không có trong bản sách trưng trước

  • H 2 = Kinh Hùng số 2 trong bộ triết lý An vi chưa dịch ra ngọai ngữ.

  • Bodde = Essays on chinese civilisation by Der Bodde, Princeton Univ.N-J.

  • 1981 PC. = Pensée chinoise Gabriel Marcel

  • Heritage = The Chinese heritage by K.C.Wo. Crown publisher inc. N.Y.1981.

  • Mã = Mã Ðoan Lâm. Văn hiến thông khảo. translated in French,1888? all reference gone with the wind.

  • Mothers = The Mothers by Briffault, abbreviated by G.B.Taylor. George Allen & Unwin ltd

  • Origines = The Origines of Chinese civilisation edited by David N. Keightley 1983. Univ. of Cali. press.

<<