THÁI BÌNH MINH TRIẾT II Kim-Ðịnh
Tiêu chuẩn tốt nhất để đo sức mạnh của một nền văn hóa là khả năng hội nhập của nền văn hóa đó. Khi hai văn hóa gặp nhau thì văn hóa mạnh sẽ biến đổi văn hóa yếu theo tính thể mình. Khả năng đó được biẻu thị bằng sự thống nhất cao độ gồm cả trời lẫn đất, cả Có lẫn Không. Trong xã hội không có giai cấp, mọi người đươc hưởng tự do và bình sản. Văn hóa chỉ có một chung cho toàn dân, không có kỳ thị giàu nghèo một cách định chế thí dụ quý quyền. Thành ra nền thống nhất đó có tính cách hòa âm, đa diên. Ngoài ra khả năng hội nhập còn được biểu lộ trong sự trường cửu êm thắm, vắng bóng mâu thuẫn nội tại, vắng bóng những xung đột có tính cách thuyêt lý ý hệ đày cam go, chiến đấu, đổ vỡ, va chạm. Ðại để đó là it nét diễn tả cái tiêu chuẩn của nền văn hóa cao đẹp. Mọi nền
văn hóa đều hướng vào điểm nọ, coi như một cùng đích phải hướng tới nên có thể
coi đó là tiêu chuẩn vững chắc đáng tin cậy. Biết như thế rồi bây giớ ta sẽ xét
qua ba nền văn hóa lớn hiện nay là Tây Âu, Àn Ðộ, và Trung Quốc. 2. Trước hết về Tây Âu. Văn hóa Tây Âu hiện nay phải kể là mới vì nó có đến ba đợt: La Hi, rồi đến Trung cổ thuộc Kitô giáo, sang thời mới là nhân bản xuất hiện từ thế kỷ 18. Ðó là thứ nhân bản duy lý nên rất bấp bênh. Hiện đã ngã vào mấy hố phi nhân như sau:
Tất cả đều độc tôn, độc quyền, không có nền tảng nhân bản đích thực. Có thể gọi đó là vật bản. Ðiều đó là tất nhiên đôi vơi cộng sản. Nhưng phía tự do cũng suýt soát, chứng cớ là đều đặt nền trên đất đai như được biểu lộ rõ trong tên gọi là "Tư Bản" tức đất nước không đặt nền trên đạo nghĩa mà trên địa lợi, trên sản vật, thì rõ ràng là duy vật. Vì thế văn hóa phải kể là vô hồn: nước chỉ có đến hiến pháp là hết, trên nữa không có đạo nghĩa gì, thí dụ: lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Ðằng phái chỉ có đên cương lĩnh, cùng lắm là chủ thuyết, không hề có chủ đạo nên họat động chính trị phần lớn sinh lực giồn vào việc hạ bệ nhau với hót phiếu hơn là lo cho nước. Ðúng ra thì có lo, nhưng chỉ là lo cái lo trước mắt, hạn hẹp vào việc bán buôn ăn làm, chứ không thể có những cải nhìn bao quát xứng đáng gọi là tế thế an bang, bình thiên hạ được. Vì thế trí thức không theo đạo nào nữa, cũng không công nhận nền triết lý
quốc gia nào, nên nước phải kể là vô hưởng vô hồn, còn dân chúng thì một nửa duy
vật thực tiễn, một nửa theo đến trăm thứ đạo. Có thể nói đó là bấy nhiêu mảng
không biết đi về đâu. Một số quay hướng tìm kiếm sang Ðông Á. Tinh thần lẽ ra
phải làm thành chất keo sơn gắn bó quốc dân trong nước thì rõ rệt không còn nữa.
Như vậy sự suy thoái khó tránh khỏi nếu không làm một cuộc phục hưng mạnh mẽ. 3. Thứ đến là Ấn Ðộ. Ðây là nước lớn và kỳ cựu ngang với Tàu, nhưng về văn hóa thì thiếu thống nhất hòa âm, chỉ có lối thống trị của những ngươi Aryen xâm lăng áp đặt trên toàn dân Dravidien chế độ đẳng cấp còn tệ hơn giai cấp. Riêng những ngừơi tự do thì đã nhiều lần thay đổi và chia rẽ be bét. Thoạt tiên họ bỏ ba thần khí tương đời Veda là thần lửa, thần sét, thần mặt trời = Agni, Indra, Surya thay vào bằng bộ ba thần có tính cách vũ trụ là Brahma, Vichnou (?), Shiva bắt nguồn từ đạo thôn dân, nhưng chỉ trên bình diện tin tưởng chứ không gây được âm vang nào vào xã hội, nên lại xảy tới loạt kinh mới gọi là Upanishad dịch là "Áo nghĩa Thư". Các "Áo nghĩa Thư" cực lực đả kich Balamôn giáo. Tiếp theo là vụ Balamôn đẩy Phật giáo ra khỏi Ấn độ cách rất tàn nhẫn. Còn lại vẫn đầy chia rẽ. Nói chung thì Quí tộc thờ Balamôn. Trung Hoa lưu theo Jaina và Phật. Dân chúng thờ thần Shiva có tính cách phong nhiêu. Còn rất nhiều phái nhỏ
khác: tất cả đều đả kích nhau thậm tệ và thường đi đến ám hại hoặc tàn sát vì lý
do tôn giáo, không mấy lúc máu ngừng chảy. Tai hại hơn hêt là trận thánh chiến
có nói đến trong "Thần Ca". Ðứng trươc trận địa Arjuna rất ái ngại phaỉ giao
chiến vì quân thù trươc mặt có là ai khác đâu, toàn bà con ruột thịt không à.
Thế nhưng thần Krishna thúc đẩy cần theo nghĩa vụ đăng cấp hơn nghe theo tình
cảm gia đình. Cùng giọng điêu ủy viên chính trị với nghĩa vụ quốc tế Cuối cùng
Arjuna đã nghe theo lời xúi dại của thần Krishna lao mình vào vòng chém giét
khốc liệt đây Ấn độ đang hùng cường xuống hố sâu thẳm của bần cùng khổ lụy suôt
hơn hai mươi thế kỷ không sao ngóc đầu lên được nữa. Xem về tương lai chưa thấy
lối thoát về đâu cả. Phái Jaina bỏ thần Krishna xuống tận tầng thứ bảy hỏa ngục
vì vụ này. 4. Bây giờ nói đến Tàu. Các học gỉả nghiên cứu về Tàu không ai là không thừa nhận và ngợi khen sức mạnh của nền văn hóa Tàu vì nó có khả năng cải hóa được hết các kẻ xâm lăng. Ðang khi các nền văn minh khác bị xâm lăng thì tan rã. Khi đế quốc Roma bị rợ bắc phương xâm chiếm thì liền sụp đổ cả đế quốc lẫn văn minh, còn khi Tàu bị xâm chiếm đã không đổ lại còn lần lượt cải hóa đươc mọi kẻ xâm lăng: hết Hồi, Kim đến Mông, Mãn, nhất nhất đều bị Tàu đồng hóa. Các vua xâm lăng đã chẳng ai bài trừ nho giáo, nhiều ông còn trở nên những cán bộ truyền bá nho cách hết sức nhiệt tình. Lại còn điều lạ này nữa là trong số các dân xâm nhập có cả những dân thuộc văn hóa cao độ như người Nga và Do Thái, thế mà môt khi đã vào Tàu thì chỉ sau dăm ba thế hệ đã bị Tàu hóa trọn vẹn. Ðâu là lý do của sự thành công kỳ lạ nọ? Thưa chỉ vì Tàu có một nền văn hóa thống nhất toàn dân: "tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản". Ðại Học 1. Tự vua tới dân không có hai văn hóa: một cho quí tộc, một cho vua quan như hầu hết ở mhững nền văn minh lớn khác. Thứ đến là nền văn hóa đó bắt nguồn tự dân gian, nên nó thiết thực cụ thể như
dân gian: toàn nói về những cái thiết đến thân, ở đây và bây giờ không ai chối
cãi được như tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Lại vì trong nước không
có giai cấp nên các văn gia đều phát xuất tự trong dân chúng không gần thì xa,
nhưng xa cũng như gần đều múc chất liệu từ dân gian tức từ ca dao tục ngữ, từ
những thói tục của dân. Toàn nho giáo tóm trong ngũ hành, thế mà cơ cấu ngũ hành
lấy từ cái giếng nước... 5. Ðó là hai yếu tố chính giải nghĩa tại sao xâm lăng không thể thể phá văn hóa Tàu mà còn bị xâm lăng trở lại, là vì khi bị xâm lăng thì chỉ vương triều bị, có thêm chăng là ít thành phần quý tộc, còn dân vẫn tồn tại với văn hóa của mình, mà văn hóa của dân thì thường là hợp với thiên năng nên có sức trường cửu: "thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong". Văn hóa của kẻ thống trị hầu hết đi ngược với lòng dân nên cũng là nghịch với lòng trời đất, vì ý dân là ý trời. Nghịch với dân là nghịch với trời. Văn hóa của quý tộc hầu hết lơ là với gia đình nếu không là chối bỏ inh ỏi như kiểu tam vô của cộng sản, nhưng khi bước vào thực tế thì chối sao nổi, nên cuối cùng phaỉ chấp nhận do lương tri chứ không do triết lý trù liệu tự đầu, vì thế mà văn hóa của kẻ thống trị phải dùng lu bù công an mật vụ đế duy trì:ngơi công an mật vụ ra là đổ liền, nhiều khi đổ trước mũi công an mật vụ như trong mấy gia đình của cán bộ gộc. Ðó! ý nghĩa thực tế của câu nghịch thiên gỉa vong là thế: tức thiên không ở đâu xa mà ở ngay trong dân, ngay trong ý dân, ý dân là ý trời. Ðộng vào ý dân là động vào trời, nghĩa là sẽ trắng mắt chó: chóng chậm gì rồi cũng đổ. Ngược lại văn hóa của dân vì phát xuất từ ý dân nên không võ lực nào có thể
hủy diệt được, bị đàn áp thì nó chỉ nằm phục đó chờ cơ hội thuận tiện sẽ chỗi
dậy. Văn hóa chỉ có thể bị tiêu diệt do một văn hóa cao hơn. Trong miền Ðông Á
không có nền văn hóa nào cao hơn văn hóa bản địa. Còn trong bản địa sự cao thấp
chỉ nằm trong có đi học với không đi học. Có đi học thì gọi là văn gia, không đi
học thì gọi là chất gia, cả hai đều theo cùng một văn hóa, mất vua quan nhưng
còn dân, còn vạn đại chi dân. Ðấy là lý do giải nghĩa sức mạnh và sự trường cửu
của văn hóa Tàu, và cũng chính vì chỗ đó mà nhiều nhà nghiên cứu cho là sức cải
hóa của Tàu hầu như vô giới hạn. 6. Nhưng người Việt nam thì thấy có giới hạn, chứng cớ là dù Tàu đã cai trị Việt nam cả ngàn năm mà không đồng hóa nổi mặc dầu Viêt nam hoàn toàn chấp nhận văn minh Tàu, học với Tàu về mọi phương diện không những chữ nghĩa mà cả lề lối cai trị, kinh tế, chính trị, binh bị... Vậy mà Tàu vẫn còn kém Việt về một số điêm nền móng. Thí dụ đầu tiên và cũng nền tảng là vật biểu của Tàu ở khởi thủy là Bạch hổ,
mãi đến đầu nhà Hán mới nhận rồng, chí như Việt thì đã xâm mình rồng ngay tự bao
ngàn năm trước. Ðó là một lối thể đạo, thể rồng. Vật biểu của một dân nói lên
tinh cốt văn hóa của dân ấy. Tàu trước nhận bạch hổ là dấu tỏ đã ghé du mục một
chiều. Còn vật biểu của Việt là tiên rồng tỏ ra văn hóa hai chiều toàn diện. Thế
mà Tàu mơi nhận rồng về sau, như vậy tỏ rõ văn hóa Việt lâu đời hơn, mạnh hơn
văn hóa Tàu. Lý do tại sao văn hóa Tàu không bằng Việt là vì Tàu mạnh hơn về
chính trị: mà nổi về chính trị thì tại hai lý do: trước hết vì ở mạn bắc nên gần
du mục, có dịp trở nên mạnh về quân sự, do đó thâu nạp được vạn quốc trở thành
một đế quốc mạnh hơn nhưng đa tạp hơn. Cả hai yếu tố đó đều làm cho văn hóa kém
về nội lực khi so với văn hóa Việt nam: toàn triệt hơn, thuần túy hơn vì không
có dịp thâu chất du mục nhiều như Tàu. Thế thôi. Chứ còn về chủng tộc và văn
hóa ban đầu thì cả hai như nhau, và trong những cuộc thiên di xuống phía nam
biết bao gia đình đã phải phân tán một phần ở lại để sau làm Tàu, còn một phần
chạy xuống phía nam để làm Việt nam. 7. Vì Việt nam không có hai yếu tố du mục kia nên văn hóa cân đối hơn vì có cả tiên lẫn rồng, có cả bên bên mẹ lẫn bên cha. Ðiều đó tỏ rõ văn hóa Viêt nam còn giầu chất dân gian hơn văn hóa Tàu. Tàu ở thế cai trị nên đã nhiễm du mục nhiều hơn. Còn Viẹt vì nhiều lần bị trị nên giữ đựợc tính cách dân gian nhiều hơn, vì thế văn hóa vững mạnh hơn. Ðúng là ưu thắng nghĩa là thắng vì những đức tính ưu việt nội tại chứ không do sưc đấu tranh, vì đến đời Hán thì đất nươc đã bị rút nhỏ xíu, sức mấy mà bắt được Tàu lớn hơn Việt cả nhiều chục lần theo mình, cho nên câu nói "giáng long phục hổ" cứ bị hiểu sai, nghĩa chính là rồng xuống bắt hổ phục tùng mình, bắt hổ phải nhường chỗ cho rồng tức Tàu phải từ hổ để nhận rồng làm vật biểu. Rõ ràng là văn hóa Việt có tính cách ưu thắng, thắng vì những phẩm tính siêu việt, chứ không chút chi võ biền. Xét như trên thì thấy tỏ nói văn hóa Việt có sức mạnh hơn văn hóa Tàu thì
không có gì là quá đáng, lý do chính mạnh hơn không vì giỏi hơn, càng không vì
nhân đức hơn, nhưng vi yếu hơn: không có du mục bên cạnh để trở nên mạnh về quân
sự nên cũng không chiếm được nhiều đất đai, do đó không gặp dịp cai trị, chinh
phục, nên phải trung thành với văn hóa tổ tiên, mà tổ tiên là chính dân gian.
Ðó, lý do văn hóa bên Việt chính truyền hơn bên Tàu là thế. Nhờ không gặp được dịp làm đế quốc, không có dịp thâu nhận yếu tố văn hóa thống trị mà còn
tinh tuyền hơn. 8. Như vậy là nhờ hoàn cảnh bắt buộc hay cho phép tránh được văn hóa của kẻ thống trị nên được rảnh tâm trí mà theo Minh Triết hay ít ra để theo văn hóa lương tri khi chưa thiết lập nổi Minh Triết. Văn hóa của kẻ thống trị không bao giờ đạt độ Minh Triết, thế mà chỉ có Minh Triết mới tạo nổi nền thống nhất hòa âm, còn văn hóa của kẻ thống trị chỉ gây cảnh đồng nhất đầy xung đột, cưỡng bách, bạo hành. Có hai dấu bên ngoài để đo nền thống nhất: trước hết là trong nước không có giai cấp, không có chủ nô xét như một định chế, vì thế cũng không có giai cấp đấu tranh. Sĩ nông công thương không là giai cấp mà chỉ là sự phân công nghề nghiệp: ai muốn làm nghề nào tùy nghi: sĩ có thể là nông, là công. Ngạn ngữ nói: "nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ" Không có luật lệ nào bắt phải theo môt nghề nhất định, nên phải kể là không có
giai cấp. 9. Thứ đến không hề có đấu tranh về tư tưởng, không có chiên tranh tôn giáo hay ý hệ như nay giữa quốc cộng. Hơn 50 sắc dân thiẻu số với đủ thứ tin tưởng khác nhau mà vẫn sống êm đềm bên cạnh nhau, không hê có mảy may vấn đề. Còn về sự thống nhất nội tại thì thực là cùng cực: có thể chỉ môt lời nói hay
một vài nét hình mà tóm thâu đựơc toàn thể văn hóa. Ðiều này thì trong khắp vũ
hoàn đông tây kim cổ không một nên văn hóa nào làm nổi hết: được có mất không,
được không mất có: chỉ với một bên như thế thì vẽ sao nên được những đồ án sinh
động với mối tương quan nền tảng. Chỉ có Việt tộc mới làm được điều đó, thí dụ
với chữ "Trống" hoặc chư Ằ (?) "Ðạo" hay ngay cả với chữ Việt, chữ nào cũng hàm chứa
hai chiều. Còn hình vẽ thì là hình quả trứng chia đôi, đó là cái bọc của Âu Cơ
tổ Mẫu. Về sau Kinh Dịch gọi là thái cực viên đồ gồm cả âm lẫn dương. Các học
giả nay gọi đó là "lưỡng nhất tính": hai mà một, một mà hai. Dó chính là nét Thái
Nhất, cùng gọi là Thái Hòa sinh ra mọi cái hòa ngành ngọn khác. Thiếu nó thì
không nền hòa bình nào cò thể gây dựng nổi. Còn có nó thì tạo lập đươc rát nhiều
hòa hợp trong mọi ngõ ngách của đời sống mà sau được biểu thị bằng nhiều đồ án
đặc biệt như Hồng Phạm, Cửu Trù, Hà Ðồ, Lạc Thư... 10. Ðến đây tự nhiên bật lên trong tâm trí ta câu hỏi là nếu quả thực văn hóa Viêt mạnh dường ấy, có sức cải hóa sâu rộng đến như vậy thì liệu rồi đây nó có khả năng cải tạo nổi văn minh ngoại lai đang thống ngự trên quê hương chăng? Thưa nhất định sẽ làm được. Lý do là vì nó chỉ bị đàn áp tự ngoài, chứ tự nội nó không hề bị khủng hoảng về cơ cấu. Bởi thế sức sống của nó hãy còn mãnh liệt, luôn luôn chực bùng nổ, toàn dân đang khát khao được thở hút bầu khí tự do trong văn hóa của mình. Ðang khi đó văn hóa của kẻ thống trị được áp đặt trên đầu trên cổ dân chưa thấm nhuần dân được chút nào thì đã tỏ ra suy thoái trầm trọng: đà suy vong đã lan vào tới gan ruột, tức là niềm tin của chính nhiều cán bộ cao cấp đang trụt giốc mạnh. Trong thâm tâm chúng chẳng còn chút tin tưởng nào nữa, nhưng nói ra thì nguy đến tính mệnh nên đành nhắm mắt ăn dơ. Ðang khi đó không những lòng kháo khao văn hóa dân tộc lên mạnh, mà đến khi
phân tích thấu triệt mới nhận ra nó có cả một cơ cấu trác việt, kiểu vô chiêu mà
thắng hữu chiêu: tức dư sức đốn ngã mọi chủ thuyét ngoại lai, mặc dầu đồ sộ với
những hệ thống nguy nga, kỳ thực chỉ là những pho tượng mạ vàng chân đất, chỉ
một trận mưa là sụm. Ðó là điềm triệu báo trước sự phục sinh của Việt đạo. 11. Vì thế trong viêc phục Việt khi chúng ta đã làm việc đến một trình độ nào đó thì sẽ gặp hậu thuẫn khắp nơi chúng ta có mặt. Hiện nay tâm thức con người đã nhận ra văn hóa hiện hành hầu hết là văn hóa của kẻ thống trị, nên sẵn sàng chờ đón nền văn hóa thực của con ngươi, để giải phóng con người. Sẽ không thiếu người nhìn ra văn hóa Việt tộc chính là nền văn hóa của nhân tộc, của dân, của vạn đại chi dân trong khắp vũ hoàn. nhưng ở những nơi khác văn hóa nhân tộc đã bị bức tử bởi văn hóa thống trị. Còn nơi Việt tộc thì tiếng dân đã được kết tinh thành cơ cấu có tính cách bất đảo ông, nên nếu được nhận thức trở lại và truyền bá lan tràn thì sẽ thành tiếng kèn hiệu lệnh khai mở cuộc giải phóng đại quy mô cho tòan thể nhân loại. Ðến lúc đó chúng ta không còn là những tiếng kêu trên rừng vắng mà sẽ là những chiến sĩ đã bung ra khỏi nước Viêt bé nhỏ để tiện thiết lập mặt trận văn hóa bao la cao cả của Việt linh kinh thế, để hồn Việt tộc cũng là hồn của nhân tộc sẽ trừơng tồn mãi mãi trong khắp vũ hoàn. CHÚ THÍCH: Trong khi nghiên cứu về các nền văn minh nhiều học giả giữ lập trường hết sức khách quan: không hề kể xấu về các văn minh khác. Phép lịch sự và xã giao buộc phải làm như vậy. Ðiều đó dễ thấy và tôi cũng ước ao đưọc giữ như vây, nhưng không thể thi hành vì lý do sau đây: trươc hết vì những văn hóa đó đã xâm nhập nước chúng tôi, đã gây ra tai bay vạ gió cho quê hương đất nước làm cho chúng tôi tan cửa nát nhà, chúng tôi không thể có thái độ "khách quan" đứng nhìn thản nhiên cách vô tội vạ. Ðàng khác quan điểm chúng tôi phải là quan điểm nhân sinh nhập cuộc, chứ không phải thứ triêt thưởng ngoạn duy tâm. Xin những vị tỏ ý thắc mắc hiểu cho chỗ khổ tâm đó của người Việt chúng tôi.
|