THÁI BÌNH MINH TRIẾT II

Kim-Ðịnh

<<

>>



CHƯƠNG IV: VỊ TRÍ CỦA KHỔNG TỬ TRONG VIỆT NHO


1.

Sau vụ khám phá ra việc sáng taọ nên nho giáo không phải là công của Khổng tử. Vậy xin hỏi vị trí của Khổng tử như thế nào trong Việt nho?

Ðây là câu hỏi quan trọng vì Khổng tử chiếm vị trí toàn diện trong nho giáo, đến nỗi ngừơi ta đã dùng tên ông để gọi nho: Khổng giáo thay cho nho giáo. Thế mà trong triết Việt tên ông chỉ được nhắc rất sơ sài. Vậy thì trong Việt nho vị trí của Khổng tử có còn như trong Hán nho chăng? Thưa có khác chút ít về hình thức: từ sáng tạo viên đổi ra tái sinh viên. Giá trị có thể ngang ngửa: hay nếu có sút thì cùng lắm cũng chỉ một vài phần trăm, nhưng về giá trị và sự kính nể thì còn y nguyên, để khỏi nói là gia tăng do sự hiểu đạo nho hơn một cách có nền tảng, cơ cấu và đối chiếu, nhờ đó giá trị nho giáo được gia tăng gấp bội. Nếu về đàng sáng tạo đầu tiên có sút giảm đôi ba phần trăm, thì về đàng "thuật nhi" uy tín của ông tăng thêm gấp bội. Bởi tuy Việt nho chỉ nhắm phục vụ đạo, nhưng gián tiếp cũng làm cho thế gía của Khổng tử đi lên hơn trước rất nhiều.

Nhưng sở dĩ phải dùng tên Việt thay tên ông Việt nho thay vì Khổng giáo là cốt để đặt nổi bật giai đọan nguyên nho hãy còn là của chung cho tòan khối Việt tộc, hầu làm sáng tỏ mói liên hệ đại tộc là điều rất cần cho việc xây dựng nền thống nhất toàn khối, trước khi đi đến thống nhất toần cầu. Vậy mà tên ông đã thuộc giai đoạn chia li ra nhiều nước từ lâu rồi, nên tiếp tục dùng tên ông thì sẽ làm ngăn trở việc đề cao mối liên hệ dòng tộc lúc đầu. Vì thế mà bất đắc dĩ phải thay tên ông bằng tên Việt nho, chứ tuyệt nhiên chúng tôi không hề có ý hạ uy tín Khổng tử chút nào. Nhưng có điều từ trứơc tới nay vấn đề liên hệ giữa Khổng tử và Việt nho như thế nào thì chưa được nghiên cứu, nên điều đó sẽ được làm trong bài này.
 

2.

Trong các danh xưng ngừơi ta tặng Khổng tử tưởng không danh hiệu nào sát thực hơn hai cặp chữ Thánh Triết và "Thời Trung". Trước hết hãy bàn về chữ thánh triết. Chữ thánh trong nho có nghĩa là "Chí Thành": thành trọn vẹn viên mãn cả hai chiều, cả nội thánh lẫn ngoại vương. Dấu bên ngoài là sự thanh tựu sâu rộng: tuy Nho chỉ là một triết lý nhưng lại tác động y như tôn giáo, tức linh hướng cả một khối người đông nhất từ trước tới nay, nên trong hội nghị tôn giaó thế giới Nho vẫn được kể là tôn giáo, nhưng là tôn giáo khác hẳn mọi tôn giáo ở chỗ không có bộ truyền giáo, khộng nơi phụng thờ, không lễ lạy kinh sách, không hàng giáo phẩm, lúc hội đồng các tôn giáo muốn mời thì không biết mới ai, không đến cả người chống đối. Lạ thế vì chính ra nho là một nền triết lý, nhưng lại có cái gì siêu nhiên gây nên được những tâm hồn hăng say đầy nhiệt huyết như cấc tu sĩ bên tôn giáo, khiến cho nho triết thành công trong cả chính trị, giáo dục, kinh tế , xã hội, tu tiến... và tất cả đều như thế ngay tự đầu cho t:ơi nay cũng chưa thấy điều chi đáng sửa đổi về mặt cơ cấu.

Còn hai chữ Thời Trung thì cũng sâu sa rất mực vì những âm vang và hàm ngụ của nó như sau: Nhan Uyên vấn vi bang. Tử viết:

"Hành Hạ chi thời.
Thừa Ân chi lộ.
Phục Châu chi miện.
Nhạc tắc Thiều vũ.

"LN.15/10.

Ít khi Khổng tử trả lơi cặn kẽ như vậy. Lần này làm thế có lẽ để đáp ứng với tâm trí của Nhan Uyên mà ngay cái tên đã biểu lộ cho ta thấy là tay cự phách, nên thầy cần trả lời cân xứng, nên ta cần nghiên cứu thêm.
 

3.

Hỏi hành Hạ chi thời là chi?

Thưa là theo lịch tộc Hạ. Lịch đó khởi đầu năm ở trục xuân phân, khác với lịch nhà Châu khởi đầu năm ở cung tý, mùa đông. Ðó gọi là trục chí d'hiver: chí đông chí hạ là trục trời đất: trời thì cao, đất thì thấp, giống quá rét quá nóng đều xa trung độ, không được như trục phân: xuân phân, thu phân. Ðấy là dấu chứng tỏ nhà Châu đã ghé du mục nặng khi chọn trục này, vì đó là trục đối kháng: hai đàng đông hạ không gặp được nhau.

Ðây cũng là dấu chỉ lúc ấy Việt đạo đã bị quên lãng, và nếu không đươc Khổng tử lập lại trục phân, thì đạo có thể bị quên hẳn. Lập lại trục phân chính là lập lại đạo nhân, vì nhân được định nghĩa là nơi đức trời đức đất gặp nhau, mà lúc thuận tiện để gặp nhau là lúc ôn hòa, đó là hai mùa xuân thu: không còn rét quá, cũng chưa nóng quá. Ðấy là chỗ của con người, cũng là chỗ của Thái Hòa: Thiên sinh, Ðịa dưỡng, Nhân hòa.
 

4.

Nói đến trục chí hay phân là nói đến siêu hình, nên ảnh hưởng rất sâu rộng. Nhà Châu dùng trục chí là điểm cùng cực của đất trời nên xa con ngừơi.Ðó là dấu tâm thưc hãy còn nằm ở độ trục vật, vong thân. Dấu hiệu bên ngòai nữa là ưa dùng số chẵn. Nhà Châu dùng số 6 với hữu nhậm: vắt áo tay hữu, đàn áp đàn bà, trọng nam khinh nữ. Ðó là những dấu chỉ óc chọn một bỏ một: nếu đi tới cùng đường đó thì sẽ không còn thấy giá trị trung gian nào nữa. Ngoài ra lệnh truyền "khử tịch" là đốt văn khố của tộc Thương cũng chứng minh điều đó phần nào, vì óc du mục thì độc hữu, không chịu cho ai bằng mình. Nếu không triệt tiêu bao cổ thư thì thế giới (?) nhà Châu sẽ sụt đi, vì thế mà phải diệt sách tộc Thương. Nói là Thương chứ thực ra là tộc Việt và thế là đi đời bộ cổ thư của đại tộc là "Tam phần, ngũ điển, bát sắch, cửu khâu". May mà Khổng tử kịp thời lập lại được đạo xưa bằng cách "hành Hạ chi thời". Vì Hạ thời cũng là Việt thời vốn đặt căn bản trên trục xuân thu, tức là hai múa dành cho người. Nói bằng số thì 1 trời 4 đất cách biệt bởi số 2 và 3, nên không gặp được nhau, đang khi hai số 2 và 3 đứng liền nhau nên trở thành những con số nến tảng, "tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số".

Dân chúng nói âm trước dương, "lưỡng trưỡc tham". Ông Vũ có hai tai ba lỗ "Lưỡng nhĩ tham lữu". Khổng tử gọi môn đệ là "nhị tam tử": nhị trước tam. Ðó là những dấu rất tế vi nhưng triết phải nhín ra: kiến tiểu viết minh, vi tuy bé nhưng gié nó to, nên sức hàm chứa vô cùng. Khác nhau vô kể giữa hai trục chí và phân là thế.
 

5.

Vì đi vào trục phân nên nhấn mạnh nhạc, bổn tính nhạc là hòa, nhất là nhạc Thiều của ông Thuấn hát với điệu Nam phong. Bởi thế Khổng tử đã nhấn mạnh "nam phương chi cường dã quân tử cư chi". Muốn cư chi thì phải theo đạo Trung Dung. Có trung dung mới có hòa. Muốn hòa cùng cực thì phải trung cùng cực. Ðó là con đường Hoàng Cực: Chí trung Hòa: có chí trung thì mới chí hòa. Trong bốn vế của câu "hành Hạ chi thời" thì vế đầu và cuối thuộc thời trung và hòa nhạc, mà đó là hai yếu tố căn bổn thuộc cơ cấu mà Nho quen gọi là Thể. Còn hai vế giữa về xe đi và mũ đội chỉ là phương tiện nên tùy nghi thay đổi: Nho gọi đó là dụng. Vì lẽ đó ở hai điểm này Khổng tử có theo nhà Châu hay Ân thì không phải vì thế mà bảo ông bỏ đại tổ được. Ðạo tổ nằm trong phần Thể, cũng gọi là phần nhi thượng: là thời gian và hòa hợp, chứ không trong cái dụng vòng ngoài như xe đi, mũ đội.
 

6.

Một câu nói khác của Khổng tử năng được nhắc là "ngô thuật nhi bất tác, tín nhi háo cổ, thiết tỉ ư ngã Lão Bành". LN.7/1. Về câu này nhiều ngươi cho là Khổng nói nhún chứ thực ra thì chính ông sáng tạo nên nho. Trước đây mọi người đều tin như thế vì Việt nho chưa được khám phá, còn nay chưa cần nói đến Việt nho, chỉ một câu hành Hạ chi thời mà hiểu cho đúng, thì thấy không thể tin như trước, vì nói đến "Chữ Thời" là nói đến Hình nhi thượng, nó kéo theo cả một hệ thống bao la ăn chịu với nhau cách mạch lạc, do nhiều đời đã tích lũy lại, chứ không phải đột nhiên một sáng một chiều mà đào ra được. Ðàng khác chưa hiểu sức nặng của từ "thuật nhi" nó cũng họa hiếm như sáng tạo. Vì lúc đó lịch Hạ đã bị chôn táng do lịch nhà Châu, vậy mà ông lại đề cao lich Hạ thì đủ tỏ phải là tay thánh triết mới thấy được, vì đó là điều khó vô cùng. Chả thế mà sau Khổng tử suốt 25 thế kỷ qua không thấy được một tay nho nào đáng tên là "thuật nhi" tức đủ sức lập lại đạo nho nguyên thủy như đã nói ở chương trên về vụ "vi ngôn đại nghĩa": không một tay nào khám phá ra.
 

7.

Trong câu trên kia còn một vế cuối cùng không mấy được chú ý đó là vế "thiết tỉ ư ngã Lão Bành". Chữ Bành, Bàn, Bàng nhiều nơi dọc như nhau, đó là một ruỗi tổ của Việt, nên ví mình với Lão Bành là Khổng tử trộm nghĩ mình thuộc tôc Việt, là tộc duy nhầt đã đạt độ "Lưỡng nhất" biểu lộ bằng hai vật biẻu, tức đạt đạo. Ông nghỉ mình thuộc dòng tộc ấy. Tất nhiên đây không là dòng máu chủng tộc mà là dòng máu văn hiến, vì thế ông luôn hướng về phương nam "nam phương chi cường dã quân tử cư chi". Trong kinh Thi ông đề cao hai chương Châu nam và Thiệu nam đến độ cho là ai không biết hai chương đó thì như người xem vào tường không thấy được chi.

Tại sao nhấn mạnh như thế coi nhu kỳ thị bắc nam: ông quá đề cao nam vì hai chương trên phát xuất từ miền nam, miền sông Hán đổ vào Dương tử giang địa bàn chính của Việt tộc. Phải thế chăng? Thưa phải mà không phải: Phải vì quả có đề cao miền nam, nhưng không phải vì nam mà đề cao, nhưng vì hai chương đó nói về nam nữ yêu thương, là đầu mối tốt nhất để làm ra chữ Hòa là điều tối quan trọng. Nho cũng hận như thế cho nên coi việc vợ chống là đầu mối đạo: "quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ". Chương đó khơỉ đầu như sau:

Quan quan thư cưu.
Tại Hà chi châu.
Yểu điệu thục nữ.
Quân tử hảo cầu.

Chuyển sang bình diện siêu hình thì hai chương đó nói về chữ hòa: hòa nam với nữ, hòa âm với dương, hòa đất với trời, hòa không với có. Ðó chính là đạo "Nhất âm nhất dương chi vị đạo." HT V. Vì cùng đích tối thượng của đạo là yêu thương hết mọi người như mình. Khi ai hiểu thấu lẽ trong trời đất thì tự nhiên yêu hết mọi người. Còn hận thù ghen ghét thì đều do chưa nhận thức ra được nguồn cội chung của con người, nên cũng chưa nhìn ra mối liên hệ cụ thể giữa mọi người. Thấy rồi thì ghét ghen sao được nữa.
 

8.

Nhờ hướng sự tìm kiếm về phương nam đó mà Khổng tử đã cứu vớt đựơc đạo làm người, làm cho sống thêm được đến đầu thế kỷ này thì mới bị triết ngoại lai bóp chết. Hiện nay cái đạo làm người đó chỉ còn hoi hóp ít nơi, nếu không cứu sống được thì sẽ đi đời cái đạo của con người, vì ngoài ra khắp nơi chỉ gặp toàn cái học làm mộng du gì đó, nếu không thì lại là cái hoc duy vật cầu cơm để nuôi cái sống sinh lý có chung với con va ẽt (?), triền miên bị cột chặt vaò cõi cưỡng hành hoặc lợi hành, không sao vươn lên được đọt an hành để thấy những chiều kích bao la của con người đại ngã với vũ trụ chi tâm. Ðó! Ý nghĩa trầm trọng của Nho giáo mà người ta quen gọi là Khổng giáo, mà thực ra chính là nhân đạo, là nhân giáo của giống người, nên cần hết mọi người dù thuộc Việt tộc hay chăng cũng đều phải lưu tâm cứu đạo.

Các nhà nghiên cứu ngày nay đều phủ nhận những phân biệt chủng tộc giữa người Tàu với không Tàu, như vậy thì chỉ còn có văn hóa, mà về điểm này thì Khổng tử thuộc về miền nam, người của Việt tộc có thể nói đến 95% chỉ trừ vài ba điểm vì ông chưa nhận thức ra sự quan trọng của những con số 2, 3, 5, nhưng về tinh thần thì ông có quá đủ để đáng nhận lời khen ngợi của Howard Smith rằng: Khổng tử là món quà lớn nhất mà Thượng Ðế ban cho loài người: "Confucius is the greatest gift to mankind." Confucius P 193. (về sự trường tồn của văn hóa Việt)./.
 

<<

>>