THÁI BÌNH MINH TRIẾT II Kim-Ðịnh
Chữ Việt Nho có hai nghĩa một là nguyên Nho, hay là Nho sơ thủy khi chưa thành Hán Nho, nghĩa hai là Nho Việt nam được thiết lập mới đây từ nguyên Nho, nên cùng với nguyên Nho như nhau về nguyên lý, nhưng về trình bày thì mới mẻ, còn về nội dung thì được quảng diễn ra rộng mênh mông, đang khi ở nguyên Nho thì chỉ là một di vật như trống đồng, cây Việt, vài họa tiết, một chữ như chữ Trống, hay nhiều lắm là một câu phương ngôn, tục ngữ, thì đến Nho Việt nam trở thành một bài luận dài cả vài chục ngàn mẫu tự, trong đó có mặt hầu khắp các khám phá mới của các khoa tân nhân văn như uyên tâm, cơ cấu luận, ngữ lý, cổ tục học, cổ nghệ, khảo cổ đủ loại. Về thời gian đẩy đến hết văn hóa Hòa Bình, về không gian thì mở ra khắp hết Thái Binh dương và các miền duyên hái. Và chính vì sự mở rộng này mà mnn, Việt nho đổi tên thành Thái Nho. Nhưng nhiều đến đâu cũng chỉ là những quảng diễn ngành ngọn làm cho dễ nhận thức ra giá trị của nguyên Nho. Vì thế dù nhiều đến đâu Thai Nho cũng tránh né xưng mình là một chủ thuyết mới, nhưng trước sau chỉ là một giải nghĩa đạo Nho, nhưng vì theo lối triết lý nên có thể gọi là "Minh Triết Thái Nho". Như vậy Thái Nho chính là nguyên Nho được trình bày kiểu mới, nên khác với Hán Nho. Nhận diện Việt Nho như vậy rồi thì hỏi nó khác với Hán Nho ra sao? Nếu xét về
nội dung nền tảng thì hai đàng như nhau đến 70%, khác nhau chừng 30% do những
yếu tố dị tính mới đem vào sau làm cho nguyên Nho bị bẻ quặt đi ít nhiều không
còn được chính truyền bằng nguyên Nho, thí dụ Việt nho thuộc văn hóa, nông thôn.
Hán Nho thuộc văn minh, thành thị. Việt Nho mẫu hệ và nông nghiệp. Hán Nho phụ
hệ và phần nào du mục, thí dụ trong ít điểm nhà Châu đem vào sau: như chức thiên
tử, quân đội chuyên nghiệp, luật hình, hoạn quan... Nói Hán Nho du mục là đối
với Việt nho, chứ đối với tây âu thì Hán nho vẫn kể là nông nghiệp, và có thể
nói cả đến mẫu hệ theo nghĩa không đàn áp đàn bà bằng tây âu. Vì thế Hán Nho vẫn
là Nho, như từ đầu vẫn gọi thế, mới đổi ra chữ Hán từ đời Thanh. 2. Thay vì tiếp tục bàn suông về sự dị biệt giữa Hán Nho với Thái Nho, xin thử ên sỏ (?) ít đóng góp của Thái Nho: Trước hết là định nghĩa triết bằng chữ Triệt hiểu là cả
triệt thượng lẫn triệt hạ, triệt có triệt không, triệt Vô triệt Hữ. Nhờ cách
định nghĩa vắn tắt bằng một chữ Triệt mà ta có được căn cứ vững chắc đến không
thể chối cãi để định tính ba loại triết lý lớn của lòai người cách rất chính xác
và thấu triệt cho tới tận tâm can của mỗi loại, làm cho triết lý Thái Nho có
được nét chính xác phần nào giống hình học với tóan học, nhờ những đồ án và số
độ được dùng rộng dãi, nhờ đó mà lần đầu tiên trong lịch sử triết học đông tây
kim cổ, triết lý xuất hiện như Minh Triết ngay trong lối trình bày là vừa chính
xác như tóan, vừa u linh như khoa huyền niệm, tức gồm được cả triệt thượng với
tính cách u linh, cả triệt hạ với tính cách chính xác như toán học, mà đó là căn
tính của Minh Triết, được định nghĩa cách siêu hình là khả năng nối kết hai thái
cực: từ thái cực một ly của nguyên lý xuống đến một dặm của ngành ngọn (kết luận
và hệ quả), tức vừa rất cao sâu, vừa rất cụ thể thiết thực, nhờ đó nó nối kết
học với hành nối lý thuyết với hành động. Ðó là bí thuật để đạt hạnh phúc, Vì
thế Minh Triết cũng được định nghĩa là nghệ thuật tối cao xếp đặt việc nhà việc
nước sao cho mọi người được hạnh phúc. Sau đây là ba loại triết được định
nghĩa và lượng giá theo lối Triệt cùng vừa bàn trên đây. 3.
Lượng giá: Hữu thể học là một khoa cùng lý quen gọi là nguyên lý uyên nguyên,
hay định đề hay tiền đề, hay là nền móng. Ðó là thứ triết chỉ có bên Hữu, thiếu
bên Vô. Nói kiểu triết là chỉ có sáng, thiếu tối, nên là một chiều kích. Nói
theo tâm lý là chỉ có lý trí gọi là duy lý, duy niệm, thiếu phần tâm. Nói thừơng
là thiếu tâm tình. Nói kiểu siêu hình là thiếu tâm linh. Áp dụng vào giáo dục là
chỉ có thành công mà thiếu thành nhân Hậu quả là rất sán lạn ớ phần ngoại vi
nhưng phần cốt cán thì chỉ có một bên. 4.
Ðến phần dặm cũng xuyt soát như tây âu, cũng một chiều, nên cũng mang những
nét giống tây âu, bởi chiều đây thuộc siêu hình, nên hậu quả cũng siêu hình chỉ
khác có dấu, dấu trừ. Một đàng có những kiến tạo cực kỳ vĩ đại trong lãnh vực vô
hình, như siêu hình, tâm lý, các môn tu luyện và nhất là huyền niệm.thấy biết
bao người dâng trọn cuộc đời cho những ly tưởng giải thóat. Nhưng về mặt xã hội
thì là dấu trừ nên xuống sâu hơn một độ, thí dụ đẳng cấp bên Ấn độ tệ hơn giai
cấp bên La Hi rất nhiều. Dấu trừ có nghiã là chối từ, và duy vô có nghĩa là từ
bỏ hết cả nhưng thành tố làm nên con người như lý trí, nên thiệt hại nặng nề hơn
tây Âu. Tây Âu vun trồng lý trí lập nên được khoa học kỹ thuật đem đến cho cuộc
sống được vô số tiện nghi, khiến cho văn minh thái tây trở nên rực rỡ.cải tiến
được tệ trạng xã hội rấr nhiều. Ấn độ không được như vậy vì tất cả những tệ
trạng xã hội đã được l inh thiêng hóa, nên óc phản lọan bị bóp chết ngay từ
trong thai: mình túng nghèo, nô lệ là vì tội kiếp trước. Trí thức trong nước
cũng tin như vậy nên không dám nghĩ đến cải tiến số phận nhưng người hẩm hưu,
hay đúng hơn không muốn cải tiến vì sợ thiệt vào phần mình. 5. Hỏi như vậy câu chân không diệu hữu không đúng sao? Thưa bao giờ cũng đúng,
còn nơi Ấn độ thì không chắc vì quá phiền toái. Chỉ biết chân không bao giơ cũng
bao hàm diệu hữu, chứ không có duy. Nếu duy vô thì nó vẫn còn nằm trên cùng bình
diện với hữu. Hai bên cùng chung một đống đối tượng, bên nói duy hữu, bên nói
duy vô, không ai hơn ai về phương diện đối tương, nhưng về chủ quan thì Ấn độ bị
nặng hơn, bởi cái có khó chối đi lắm: chối thế nào rồi chúng cũng cứ ươ ng ngạnh
hiện hình thù lù ra đó, nên phải bày biện đủ lý lẽ nọ hia để biện minh, rồi
những lý lẽ đó được tôn giáo ban phép lành, thế là chúng trở nên thánh, không ai
dám động vào đấy nữa. Thế là lương tri mất hẳn quyền sửa sai. Nói bằng cơ cấu
thì lương tri không thể đưa số 4 (chỉ thực tế)vào nên văn minh Ấn độ vốn chỉ là
1 trời mà thôi (không có 4 đất), không được viết 1-4. Trái lại văn minh tây
phương đước viết 4-1, tức nền tảng là 4 địa, nhưng lương tri còn được sửa sai
nên đưa 1 trời vào để xài đỡ. Nói xài đỡ vì đồ của lương tri chỉ có gíá trị cầu
âu, đầy may rủi. 6.
Ðấy là hậu quả của cảnh Thái Hòa nghĩa là hòa cùng cực, hòa trời với đất, hòa
triệt thượng li với triệt hạ dặm: hai đàng thông suốt. Ðầu cuối đều như nhau:
triệt thượng lưỡng nhất, thì triệt hạ cũng lưỡng nhất y hệt. Trên đây là mấy cái
nhìn bao quát đặt lên trên ba lọai triết lý lớn trên hòan cầu, giúp ta có thêm
những ý nghĩ sát thực hơn về đời sống. Ðể giúp cái nhìn được thấu suốt hơn nữa
dưới đây sẽ thêm ít bảng phân lọai mà Thái Nho mới đưa vào giúp thấy rõ hơn
những đóng góp của nó. 7.
8. Ðồ án ngũ hành cũng phải kể là của Thái nho, vì là lần đầu tiên được dùng theo cơ cấu. Trong Hán Nho chỉ được dùng như môn âm dương ngũ hành. Trong lối mới nên để ý đến phạm trù lương tri với hai loại triết 4-1 của tây âu và 1-4 của Ấn độ. Tây Âu thì nền tảng là duy lý, cũng là duy vật hay điạ lợi nên số 4 là nền triết,tức do chủ trương triết thiếu trời, nhưng được lương tri sửa sai bắt thêm 1 vào cho có trời, có siêu hình. Nhưng 1 trời thêm vào rất ít g iá trị nội tại, vì tòan lời với ý, thiếu ba đợt sau: tượng, số, chế. Vì thế chỉ cho điểm là 40/100. Nhưng trong thực tại ngượi ta tưởng giá trị hơn nhiều, nên làm cho người ta lầm tưởng về triết lý. Thí dụ triết cổ điển cho Hữ thể học là Siêu Hình cao nhất, mãi tới Kant mới nhận ra siêu hình cũ chỉ là siêu ảo tưởng. Bao nhiêu thuyết lý hơn kém cũng thế tòan ý với lời, chứ thiếu hiệu năng. Nay cộng sản đang nói đến tư doanh, nói đến dân tộc nọ kia thì đó ch ỉ là do kinh tế suy đồi mới chịu đưa vào, còn dân tộc chẳng qua là chiêu bài thôi, chứ chủ thuyết thì chống. Ấn độ là 1-4 nhưng 4 chỉ cho vào gượng vì lương tâm ít được sửa sai triết như
bên Âu, bởi Ấn theo bên duy vô, chối sự hiện hưũ vạn vật, là điều rất ngược với
giác quan, nên phải bày ra muôn vàn lý lẽ để biện minh, lại thêm sức mạnh của
tôn giao nên cuối cùng mọi ngừơi đều tin như thế, lương tri bị vùi giập không
còn đủ sức sửa sai, nên khi giết một con bò thì cả nước xôn xao, còn hằng ngàn
ngườì chết đói thì lương tâm mọi người êm du. 9. Một số câu được đúc kết cho ra công thức như:
10. Khám phá ra một số vấn đề đươc coi là bí ẩn (énigmatique) khảo cổ như:
11. Những điểm trên đây đều có hàm tàng trong nguyên Nho và Hán Nho, nhưng trong tiềm thế, nay được lôi lên mặt ý thức thì chúng liền đem lại cho Thái Nho một khuôn mặt rất hợp thời có khả năng cung ứng cho con ngươì thời đại một nền chu tri đang được mong đợi cũng như một nền triết thiết thực cụ thể sẵn sàng bươc vào hành động mà chưa tìm ra, vậy mà đã xuất hiện lâu lắm rồi mãi tự thời Hòa Bình hay trên nữa như thời tạo dựng sơ nguyên, vô văn tự. Tiếp tới là thời văn ngôn khởi đầu tự nhà Châu thế kỷ 12 tr.tl. và trở nên rực rỡ với Khổng tử, cho đến đầu thế kỷ 20 mới bị gục ngã nhường chỗ cho triết thuyết ngọai lai. Ðến nay thấy không xuôi nên mọi người thấy cần trở về với đạo tổ tiên. Trong khi tìm về nguồn mới nhận ra các dân tộc Ðông Á có chung một gốc rễ về chủng tộc cũng như về văn hóa, nên tất cả có chung bổn phận pải phục hoạt như trong một đại gia đình, mà nước Tàu đáng được coi như anh cả, vì đã có công phát triển đạo lý trong ba ngàn năm qua. Ðến nay bước vào thời mới thấy cần phát triển đợt ba thì mọi nước đều phải
góp công sức. Vậy Thái nho được trình bày trong bộ triết An vi nếu có được thành
tựu nào thì xin được coi là của đại gia đình văn hóa Ðông phương. 12. Một kết luận mới: Tất cả những bảng phân biệt trên đều mang tính chất thời sự nóng bỏng thuộc cơ cấu luận: có tính cách minh xác như kiểu tóan hình và đối chiếu, nhất là đối chiếu, là nét đặc trưng hơn hết của thời đại, thời đạqi bốn biển một nhà: tự hang cùng ngõ hẻm đâu đau bất cứ, hễ xảy ra cái gì thì cả thế gới đều nói tới, đều mắt thấy, tai nghe. Thế mà tất cả những bảng phân biệt trên đều đem đến phần nổi bật cho Thái nho mà ai cũng thấy được, nhưng chúng còn hàm chứa một điểm gía trị hơn rất nhiều, đó là không những sức trường cửu, mà con là sức tăng trưởng đều đều của cây Nho. Ðó là điều đáng kính nể phi thường, bởi đang khi các nền văn minh du mục cứ lần lượt theo đuôi nhau gục ngã, họac hóa thạch như Ai Cập trong suốt 2000 năm qua (pétrifié) làm mẫu cho mọi đế quốc chuyên chế, thì đàng này Nho cứ nảy lên hết đợt nọ đến đợt kia. Có đến 5 đợt nho tất cả:
Chú thích:
|