THÁI BÌNH MINH TRIẾT II Kim-Ðịnh
CHƯƠNG I: TRIẾT VIỆT NGUỒN GỐC
Chữ Việt ở đây xin được hiểu là một trong ba bốn đại tộc liên hệ với Tháí Bình dương. Ðây là đại tộc bao gồm toàn khối ngừơi cổ sơ đã cư ngụ khắp cõi Ðông Á kiêm cả Tàu, Nhật, Hàn, Việt nam. Kim, Mông, Mãn, Tạng. Lại tỏa sang cả Ấn độ dưới nhiễu tên khác nhau như Dravidien, Harappian... Người Aryen mới tràn vào sau quãng vài ngàn năm trước tây lịch. Trước đó thì tòan cõi đều do người bản địa gốc Thái Bình cư ngụ. Hầu hết các chi trong khối đã nhận chim rắn làm vật tổ. (Hình 1 Chim rắn) Hai vật tổ này đã để ấn tích lại trong cái Việt. Theo đó thì người cổ Việt được nhận diện là dân có vật tổ chim rắn và ưa dùng số 5. Chim được biểu thị trong tục đeo lông chim khi múa. Rắn sau ra rồng được biếu lộ trong hai giao long đang hát cài hoa kết hoa (đây là kết tay). Còn việc ưa dùng số 5 thì không là số 5 đơn mà là số 5 kép bởi 2 và 3 (2 giao long và 3 người đeo lông chim). Như vậy là chính cây Việt đã cung ứng cho ta danh và tính của đại tộc Việt. (Hình 2 Cây Việt) Danh là Việt lấy trong chữ phủ việt mà người Việt nam quen gọi là cây Việt.
Ðây là tên cổ vào hạng nhất trong các tên được cổ sử Tàu dùng để chỉ toàn khối
dân tộc Việt như Cưủ Lê, Tứ Di, Cưủ Di và Bách Việt. Có thể tên Việt không được
cổ sử Tàu dùng lâu hơn hết trước các tên cổ khác, nhưng nhờ có di vật đi kèm,
lại có số lớn nhất = một trăm Việt, nên đáng được dùng thay cho tên Mông cổ xét
ra chỉ thuộc dăm ba chi của Việt tộc, vì sống lâu đời trên vùng Thảo nguyên nên
nhiễm óc du mục. (Xem quyển Gốc rễ triết Việt. Chương II, chú giai về tên Việt).1* 2. Ngoài danh xưng thì cây Việt còn cho một điều quý vô cùng đó là tính thể của đại tộc hàm tàng trong ba số 2, 3, 5 (ẩn trong hai giao long và ba người đeo lông chim.) Kinh Dịch cho ta biết đó là những số nền tảng. Thuyết quái 1 nói: "tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số" = Ba trời hai đất là những số nền tảng. Chính vì nền tảng, hay đã được làm cho ra nền tảng mà tổ tiên đã dùng lu bù vào những truyện cơ bản. Trong sách "Truyện cổ Ca Tu" in tại Hànội trong một trang (144?) có tới 16 số 9. Trong quyển The Chinese Reader's manual ông Mayers đã đếm được đến 319 bộ số phạm trù trong nho giáo. Quan trọng hơn hết là số 5 kép này đã được dùng làm nên tảng cho cơ cấu ngũ hành. Ngũ hành chính là một hãnh diện của nền triết Việt. Nó là chìa khóa mở vào mọi kho tàng Minh Triết Ðông phương. Tuy nhiên con cháu đã quên đi chiều kích cơ cấu của ngũ hành, chỉ còn dùng theo hướng ma thuật hay xếp loại như trong y học hay thiên văn, địa lý. (Ðây là hình ngũ hành đã đưọc giải nghĩa rộng rãi trong nhiều sách trước.) (Hình 3 Ngũ hành) 3. Theo các số trong ngũ hành ta có thể chia triết học trên đời ra ba loại: Một là lọai 4-1 căn cứ trọn vẹn trên lý trí mà sản phẩm của nó là ý niệm. Kết cấu các ý niệm lại gọi là ý hệ (ý hệ cũng goi là chủ thuyết). Vì ý niệm được gỡ ra từ sự vật, nên triêt học duy trí (cũng có thể gọi là duy niệm hay ý hệ) là duy vật, tức không có gì là trời, là linh thiêng. Những gì là vô hình, siêu nhiên đều bị bác bỏ nếu không trực tiếp thì cũng gián tiếp bằng mặc cho những hình thể bằng lý trí, bằng tưởng tượng. Những tình cảm nhân đạo như về gia đình, dân tộc, nhân tộc vv. mà ta thấy trong những nền triết học duy lý đó thì đều do lương tri cũng gọi là thực nghiệm (pragmatism) gì gì đó 2*, chứ không có nền triết, nên rất nông cạn, bấp bênh, gặp chăng hay chớ. Thí dụ trong xã hội cộng sản cũng có gia đình, có óc dân tộc như ai, khi sắp chết cũng có kẻ nói sẽ về gặp tổ Các Mác... thì những cái đó tòan do lương tri bắt buộc phải đưa vào cho hơ ềp thực tế chứ không có nền triết. Triết đã giơ búa tạ lên đốn ngã hết rồi. Chính vì thế nên loại 4 cũng được trình bày là 4-1: 4 đất là căn bổn, còn 1 trời do lương tri bắt phải đưa vào một liều lượng nào đó không có không được, thí dụ tình nước tình người đưa vào như giai đọan, chứ không có nền tảng triết, nên rất bấp bênh. Loại hai là 1-4 là duy thiên theo nghiã siêu hình đích thực: chỉ cho là thực
những điều tin tưởng (biểu thị bằng số 1) chứ những sự vật trước mắt (chỉ bằng
số 4) thì bị cho là không có thực, chẳng qua là tuồng ảo hóa đã bày ra đó thôi.
Sự vật như vậy là thiếu nền tảng triết, chỉ do lương tri bắt phải đưa vào, thiếu
nền triết nên đời sống vật chất rất bệ rạc. Những lý chứng biện minh cho việc
chấp nhận sự vật gọi là biện chứng hay chủ thuyết gì đó. Tất cả đều duy tâm theo
nghĩa là lý trí một mình bày đặt ra bên ngòai sự cộng tác của tâm tinh và tiềm
thức, nên nếu đưa ra thực hiện thì thấy chẳng hợp tình hợp lý chi hết, vì thế mà
triết học duy lý trở thành bất lực: chẳng giúp được chi cho cuộc sống, không làm
hại đời đã là may lắm rồi. 4. Loại thứ ba với các số 2, 3, 5 gồm cả đất cả trời. Ðất 2, trời 3. Nói bằng số
kiểu cơ cấu thì là chẵn lẻ, là 2,3. Vì 2,3 đi liền nên kết hợp với nhau được
thành ra số 5 chỉ con người. Ðiều này không có trong hai loại 4-1 hay 1-4, cả
hai đều vong thân (alienation). Chữ alienation có nghĩa là con người bị bán đứt
cho trời hay cho đất rồi, con người không còn thuộc về mình nữa. Thí dụ phải
sinh ra bởi thần Zeus mới là người thong dong. Nhẹ hơn là không được nghe theo
tính bản nhiên mình mà phải theo những mệnh lệnh ngoại lai. Con người mất quyền
tự ra luật cho mình rồi, phải theo lệnh tự ngoài thí dụ của đất quen gọi là kinh
tế. Hạ tầng kinh tế chỉ huy thượng tầng văn hóa, nói đơn sơ là con người chỉ
biết có lợi. Giáo dục chỉ nhằm kiếm sống là do triết lý duy vật mà ra. Con người
không còn quy chế riêng của mình nữa nên bị điều lý cũng bằng những định đề dùng
cho sự vật: chỉ có một chiều kích mà thôi. Trong siêu hình gọi đó là duy Có
(Ontology=Hữu thể học) hoặc duy Không (Advaita=Vô nhị, Vô thể học) không thể có
trường hợp thứ ba. Tertium non datur. Middle excludded. Tiers exclu. Trái hẳn
lại, với loại 2, 3, 5 thì có trường hợp thứ ba, hơn nữa thứ ba còn quan trọng
hơn hết. Thiếu nó thì triết là đồ bỏ, là triết một chiều, mà một chiều là căn
nguyên gây nên những con người bị tâm bệnh chẻ đôi, tiếng Mỹ gọi là
schizophreny, hay split personality, tức là chứng thiếu thống nhất nội tâm,
thiếu Ý chí kiên trì son sắt. Những triết học gia duy niệm giống như những bó y
niệm biết đi, đứng nói năng nhưng không thích chính trị. Triết học một chiều vì
thế gây ra vô vàn tâm bệnh. Trái với triết lý hai chiều mà Kinh Dich gọi đó là
chu tri, là thứ biết giúp cho người học dễ có được đời sống viên mãn tròn đầy.
Ðó là cái biết đang được ngày nay ước ao dưới danh nghĩa là holistic knowledge =
cái biết toàn diện. Nói đơn sơ thì đó là cái biết gồm cả trí, cả tình, cả chí,
nên dù chỉ là triết học suông mà tác động như tôn giáo, cũng gây nên được những
tâm hồn kẻ sĩ, những tâm hồn tương đương với tâm hồn đầy nhiệt huyết của các tu
sĩ bên tôn giáo. Nhưng đây không tu về đạo trời hay đạo đất mà là tu về đạo
người, tu về việc nghĩa, việc tế thế an bang. Vì vậy mà triết Ðông cũng gọi là
Ðạo. Ấn độ gọi là darshana hàm ý có hánh động theo sau. 5. Nói như vậy thì chỉ có những bậc thông minh tuệ trí mới đạt Ðạo. Ðạo ở đây
cũng gọi được là nhân chủ, tức con ngừơi tự làm chủ lấy thân phận mình. Nhân chủ
khác với nhân bản. Nhân bản có thể còn nằm trong bình diện hàng ngang của nhị
nguyên đối kháng (dualism), tức còn phải chọn một bỏ một, nên còn có thể vong
thân. Trái laị nhân chủ đã vượt hàng ngang, đã nhô lên hàng dọc bao gồm cả đất
trời người làm thành Tam Tài Thiên, Ðịa, Nhân Nói kiểu thông thường: nếu trời là
vua, đất là vua, thì người cũng là vua. Trời là chủ, đất là chủ thì người cũng
là chủ. Do đó nảy ra những câu mới nghe có vẻ rất kiêu ngạo như: "thiên nhân
tương dữ" trời với người cùng tham dự với nhau. Hoặc câu "nhân giả ngũ hành chi
đoan dã" người là đầu mối của ngũ hành. Những câu như vậy nặng ký vô cùng vì ngũ
hành chính là cái mô thức uyên nguyên của vũ trụ sinh sinh hóa hóa, thế mà con
người lại dám dành cho mình vai chủ động thì biết triết Việt nho đưa con người
lên địa vị cao siêu xiết bao. Như vậy chữ nhân chủ là bậc cao cùng cực không thể
đi xa hơn được nữa. Ði xa như vô thần thì sẽ nghiêng lệch và đổ vỡ liền. 6. Cái triểt lý nhân chủ đó đã được biểu lộ cách cực kỳ hùng tráng băng truyện Bàn Cổ: Hỗn mang chi sơ Cung cách xuất hiện của Bàn Cổ thiệt là oai phong lẫm liệt hết cỡ. Chèng đéc
ơi ! Xuất hiện trước cả trời đất lận. Tự mình xuất hiện chứ hổng có lệ thuộc vào
đâu hết. Rồi đến công tác thì làm tòan những việc có tầm kích vũ trụ mà bao trùm
hơn hết là việc phân được Âm dương (thủy phán âm dương.) Ðó là vài nhân thoại lẫy lừng chói chang không đâu có hết. Các nơi chỉ có
thần thoại mà thiếu nhân thoại. Với thần thọai con người xuất hiện nhỏ bé và
thường là nạn nhân của thần. Khi Promethe ăn trộm chút lửa trời thì bị đóng đinh
trên núi Caucase. Còn với Bàn Cổ thì tí lửa có nhằm nhò chi, chỉ việc phóng ra
một cái nhìn thì liền nổ lên sấm chớp ran trời dậy đất: lửa bốc ngùn ngụt. Ðó
quả là một nhân thọai oai phong lẫm liệt phi thường, thật xứng làm cột trụ cho
ne àn nhân chủ với thuyết Tam Tài đặt con người làm chủ vận mệnh của mình, khỏi
lệ thuộc trời hay đất. 7. Ðại để đó là vài nét phác họa nền triết nhân chủ của Việt nho, một nền triết đã đi đến cùng đích, không còn để chỗ cho cuộc cách mạng nào nữa. Các cuộc cách mạng đã xảy ra thì hoặc để vượt bái vật hay ý hệ như nay, hoặc từ ý hệ nọ sang ý hệ kia như hầu hết các cuộc cách mạng, hầu hết đều chưa tới cùng đích là tâm linh, nên bao giờ cũng khởi đầu bằng đổ máu và tận cùng bằng thất bại, là vi chưa đi được đến cùng đường chân thực, no ở tại đi từ ý hệ đến tâm linh.3* Nếu đến được thì kể là hết đường, hết cỡ không còn đất tiến nữa cho cuộc cách mạng nào hết, có làm thì chỉ vì không biết phân ra đâu là nền gốc, đâu là ngọn ngành, rồi quay ra làm liều, gây nên muôn trùng đau khổ. Trên đây là máy nét phác họa cơ cấu và tính thể của triết Việt. Cơ cấu là ngũ hành: đi tự Hữu sang Vô, nên Tính Thể là siêu việt. Ðó là nghĩa thứ nhất của từ việt, việt là siêu lên (transcend) để thành Ðạo, thành Minh Triết, tức đạt được cái biết chu tri bao gồm cả trời lẫn đất, cả trong lẫn ngòai.
TỪ HÁN NHO TỚI VIỆT NHO 8. Nhưng xin hỏi các điều bàn trên đây là của Tàu chứ có phải của Viẹt đâu? Thưa của cả hai. Của Tàu ở giai đọan văn minh. Của Việt ở giai đoạn văn hóa. Văn hóa thuộc vòng trong, Kinh Dịch gọi là " tại thiên thành tượng" 4* tức giai đọan Ðạo mới được sáng nghĩ, chưa thành văn. Ðó là thời kinh vô tự với các huyền thoại, tượng số, biểu hiệu, các đồ án, họa tiết... Còn Văn minh là vòng ngoài "tại đia thành hình". Ðây là thời các ý tưởng mung lung ở giai đọan văn hóa được đổ khuôn lời, trở nên minh bạch, chép thành kinh sách đích xác. Thí dụ ở đợt Văn Hóa mới làm bánh giầy bánh chưng, đến giai đoạn Văn minh thì ra câu "thiên viên địa phương", với đền tế Thiên nền vuông mái tròn, với thùng xe vuông mui tròn. Tục cúng ông bà thì ra lễ gia tiên, lễ thành đinh đổi ra lễ gia quan. Cơ cấu Việt tỉnh được gọi là ngũ hành. Cư Âu Lạc 5* được gọi là Hồng phạm. Tinh thần Bàn Cổ linh hứng ra thuyết Tam Tài. Các tổ chung như Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông... đựơc đưa vào sử Tàu kiểu Evhemerization= đổi huyền thọai ra sử. Tóm lại tất cả những điều then chốt đều đã có trước và có lẽ đã thành văn
được phần nào trong bộ cổ thư "Tam phần, ngũ điển, bát sách, cửu khâu".
Như vậy việc đổ khuôn lời có thể đã bắt đầu trước cả nhà Châu. Nhà Châu chỉ trọn
vẹn hóa mà thôi. Về sau nước Tàu trở nên to lớn quá và thành công rực rỡ với chữ
nho nên tự nhiên đẩy vào hố quên lãng những đóng góp của các chi khác và làm cho
toàn khối quên trọn vẹn nguồn gốc chung của mình. Nguồn gốc chung này càng dễ
quên lãng vì đã xuất hiện từ rất lâu đời. Nếu căn cứ vào văn hóa Hòa Bình thì
nguồn gốc văn hóa Việt đã xuất hiện trước đây lối 12 ngàn năm. Vì Hòa Bình thì
sớm nhất là 50 ngàn năm, còn muộn nhất là 12 ngàn năm. Nước Tàu thực sự mới nhú
mầm từ tộc Thương, chưa có kinh đô, mới có đại ấp. Văn hóa hầu hết là Việt, dùng
toàn số 5 (đặt tên theo giáp, ất, bính, đinh). Chỉ mới có vài ba điểm phụ là
khác như đi xe, mang cờ bạch hổ, tay áo rộng... Nhưng đó là mấy điểm vụn văt
(thuộc dụng), nên phải gọi là đại đồng tiểu dị. 9. Như vậy muốn tìm lại nguồn gốc văn hóa Việt phải lùi lại tới thời Vô Hòa: ít nhất tự tộc Thương về trước, lúc chưa có Tàu với không Tàu mà chỉ có một nền văn hóa chung cho đại chủng Việt quen gọi bằng Di Man. Nói đến thời đó là nói tới gốc rễ nguyên thủy của nho, nho theo nghĩa uyên nguyên là "dĩ nhu thắng cương" nên ôm được cả hai thái cực: cả âm lẫn dương, ngược với lối dĩ cương thắng nhu chỉ đạt có một chiều hoặc âm họăc dương. Nói theo trên thì là duy vật, một chiều, số 4. Hoặc duy tâm, cũng một chiều, số 1. Chiều thiếu được bù bằng lương tri như đã nói trên. Lương tri nói đây tương đương với minh triết muôn dân mà Hi Lạp gọi là phronesis, suýt xoát pragmatism ngày nay. Ngược lại Minh Triết do triết đạt Ðạo gọi là Sophia. Nho là một nền Minh Triết, một Sophia. Nói khác nền tảng nho nằm trong Kinh Dịch. Tinh hoa của Dịch nằm trong âm dương, Tam tài, Ngũ hành:
Như vậy cốt tủy văn hóa Việt nằm gọn trong ba bộ số 2, 3, 5, hay trong ba
định đề nền tảng là: Thái Hòa, Nhân chủ, Tâm linh. tất cả tinh hoa nho giáo gói
gọn trong ba định đề trên. Những cái thêm sau chỉ là quảng diễn hoặc là cơ chế
xã hội từng thời. Ðó toàn là những cái Dụng không thay đổi nổi đưọc cái Thể cũng
quen gọi là bản chất, hay là tính thể. Tính thể đã nằm gon trong ba bộ số kia
rồi. Ba bộ số đó xuất hiện tự nơi nào, thì nho cũng xuất hiện từ nơi đó. 10. Vậy cả ba bộ số trên đều xuất phát từ Việt. Số 2 (chỉ nguyên lý Thái Hòa) xuất hiện trong vật tổ chim rắn, sau thăng hoa thành vật biểu tiên rồng với rất nhiều truyện có nét song trùng như núi sông, non nước, ông cồ bà cộc. Nhiều nhà nghiên cứu gọi đó là nét lưỡng nhất (dual unit) và cho là nét đặc trưng của Ðông Nam Á. Cũng có thể kể vào đây dấu Bắc Sơn mà các nhà nghiên cứu cho là bí hiểm (enigmatic), nó ở tại hai vạch song song khắc vào những hòn sỏi tìm được rất nhiều ở Bắc sơn. (Hình 4 Dấu Bắc sơn) Số 3 (chỉ Nhân Chủ) gặp được trong những bộ ba cái chạc tìm được trong các mộ cổ Ðông sơn có thể coi như đại biểu cho vô số bộ ba khác như thắp ba nén hương, rót ba chén rượu, ba cấp bàn thờ. (Hình 5 Chạc) Số 5 kép bởi 2, 3 (chỉ Tâm linh) gặp được trong mộ cổ ở Phùng nguyên có 5 hòn sỏi thì 2 hòn để thô, 3 hòn mài nhẵn. Lại thấy trong " sách ước gậy thần" thành bởi hai trang hỏa mộc: hỏa số 2, mộc số 3. Hiền triết Tanê ở Ðanê khi lên thăm kho trời được ban cho 2 hòn đá quyền lực và ba thúng khôn. 6* Rồi biết bao bộ 2, 3 khác như đỉnh 3 chân 2 tai, nhà 3 căn 2 chái, kể ra không hết, tất cả đã phản chiếu lại trong câu Kinh Dịch "tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số", hoặc trong câu ông Ðại Vũ có hai tai ba lỗ (lưỡng nhĩ tham lưũ) trong Trúc thư kỷ niên... Như vậy về cơ cấu hay bộ sườn đã rõ là nho phát xuất từ Việt, hay tự Thái Bình dương cũng thế. (Hình 6 Ðỉnh)
KIỆN CHỨNG 11. Bây giờ ta hãy đi đến những ngành ngọn, những ứng dụng để tìm thêm kiện chứng. Trước hết là Khổng tử xem ông nghĩ sao. Tử viết: " ngô thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ, thiết tỉ ư ngã Lão Bành".LN.7/1 Tôi chỉ thuật lại chứ không sáng tạo ra Ðạo. Tôi chỉ tìm theo và mến ưa Ðạo cổ. Tôi trộm ví mình với Lão Bành. Sách Trung Dung câu 30 có nhắc đến "Trọng Ni tổ thuật Nghiêu Thuấn": Trọng Ni
thuật lại đạo của tổ mình là Nghiêu Thuấn. Thế mà theo Mạnh tử thì Thuấn là
"Ðông Di chi nhân".Mạnh tử.4b/3. Xin đừng thêm tiếng ở gần như james Legge đã bị
xúi dại dịch tầm bậy "a man near the wild tribes on the west": Thuấn là người
Ðông Di chứ không phải Thuấn ở gần Ðông Di. Ðông Di lúc ấy đang dẫn đầu văn hóa.
Mãi về sau tiếng Man Di mới bị xuống bậc trở thành mường rợ, chứ đời xa xưa mà
nói đến Di cũng như Man là nói đến dòng tộc văn minh nhất thời đó. Người sau
quên gốc nguồn mới tưởng gọi Thuấn là Di là hạ giá ngài, quên đi rằng Di là thầy
của Khổng tử, thầy của Thương, Hạ. Trước Thương chí có Di. Không Di thì Man.
Trên nữa cũng thế. Về tộc Hạ thì hiện chưa tìm thấy dấu gì trong khảo cổ và cốt
giáp. Huyền thọai cũng không, trừ mấy truyện Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông thì toàn
là những truyện của đại tộc đã được đưa vào sử Tàu sau băng biến huyền thoại của
đại tộc ra lịch sử riêng của Tàu theo cung cách càng cổ xưa thì càng đưa vào
sau. Xưa hơn hết là truyện Bàn Cổ thì mới được đưa vào đời Tam quốc do Từ Chỉnh
trong Sách "Tam ngũ lược kỷ".Speiser khen Khổng tử vì trong khi đi tìm đạo ông
đã biết hướng về phương nam. Khi Tử Lộ hỏi về đức dũng ông đã đề cao cái dũng
phương nam bằng câu "khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo, nam phương chi cường dã,
quân tử cư chi". Trung dung câu 10. Kinh Thư năng nhắc câu: "bất do cổ huấn vu
hà kỳ huấn?".(thiên Tất mệnh.Câu 11). Hỏi cổ huấn lấy ở đâu? Thưa có thể lấy
trong bộ cổ thư đã bị thất lạc (gọi là Tam phần, Ngũ điển, Bát sách, Cử khâu.
(Xem chương "Xuân quan tông bá" trong Châu lễ.). 12. Ðại để đó là những lý lẽ lấy từ kinh điển. Bây giờ ta thử tìm kiện chứng trong khảo cổ. Chúng tôi đã trưng dẫn rất nhiều bằng chứng trong trên mười sách bàn về nguồn gốc văn hóa Việt nho. Một trong vài quyển mới nhất là tập "Cần lập một Ðao trường chung cho Ðông Á" (Tiếc vì bài in lại trong quyển International Symposium on Confucianism 1987 thiếu mất năm triệt (từ 13-18), nên xin được miễn trưng dẫn nhiều. Ở đây, để gọi là cập nhật hóa, chỉ xin kể vài công trình mới nhất về nguồn gốc văn minh Tàu họp ở Berkeley năm 1981, được xuất bản thành quyển "the Origins of Chinise civilization". 1983, Berkeley (sẽ viết tắt Origins). Theo đó thì nguồn gốc văn minh Tàu không phải ở sông Vị trên mạn bắc như xưa quen tin tưởng, mà phải tìm từ Dương tử giang trở xuống. Sau đây chỉ xin trưng dẫn vài ba câu làm mẫu.
Tóm lại các cuộc thám quật mới nhất đã mang lại kiện chứng tràn ngập cho chủ
trương rằng văn minh Tàu phát nguyên từ miền Kinh Sở xuống đến Thái bình dương.
Ðiều này chỉ chứng minh rằng người Tàu không phải ai xa lạ (không có tên chủng
tộc, đến cả tên nước cũng không) mà là người anh cả trong đại tộc. 13. Như vậy khi phân tích thấu triệt nho giáo, nền móng của văn minh Tàu, thấy nó tóm thâu được trong ba bộ số 2,3,5 là mấy só đã bám sát tục đeo lông chim khi múa của những cổ dân Ðông Á, thì không thể hồ nghi được đại tộc Việt là tổ cuả đạo Nho. Ta lại thấy hai ấn tích đó trong cái phủ việt, mà Việt là một trong những tên cổ đã được dùng để chỉ những dân cổ xưa như Cửu Lê, Tứ Di, Cửu Di, Bách Việt, v.v... Thứ đến ta thấy hai dấu này lan tỏa rất rộng, không nhữn g khắp cõi Ðông Á, mà còn tỏa sang tận Mỹ châu, Phi châu, Âu châu (đã được bàn rộng trong quyển Thái bình Minh Triết I) nên ta kết luận đây là một đại tộc có vài mẫu số chung rất rõ rệt còn để ấn tich lại đầy đủ trong bộ số 5 với tục đeo lông chim và vật tổ chim rắn. Bây giờ cần phải chọn cho đại tộc một tên hợp với thực thể bao la đó thay cho
tên Mongol đã không mang đủ những án tich của đại tộc, lại còn bị bôi bẩn bằng
được dùng để chỉ bệnh chậm tiến nh<< 148 để xỉ nhục những dân tộc Á châu thì
thiết tưởng nên bỏ. Hãy chọn cho Khối dân đó một tên khác.
|