THÁI BÌNH MINH TRIẾT I

Kim-Ðịnh

<<

>>



CHƯƠNG IX: NHỮNG HUYỀN SỐ CỦA
THỜI LẬP ÐỨC LẬP CÔNG


33.

Những điểm trên chứng tỏ lễ điểm đạo đã đặt chân vào ngưỡng cửa tâm linh. Xin nhắc lại triết An vi chia tâm thức con người ra ba giai đọan: Bái vật, Ý hệ, Tâm linh. Từ bái vật lên tâm linh phải đi qua lý trí, nếu không qua lý trí bằng học hỏi phản minh thì dễ rơi vào cảnh trầm không u tịch. Nếu dính vào duy ý thì ra ý hệ mà truyện cổ Việt gọi là con ba ba vì ngậm hạt ngọc nên không tiến được. Những người theo chủ thuyết nào mà dính vào đó thì bị chủ thuyết bịt mắt không thấy được chi ngoài. Còn qua được giai đoạn đó thì lên Tâm linh. Dấu qua được là có cơ cấu. Cơ cấu cũng là một thứ hệ thống, nhưng hệ thống mà không hệ thống, tức vẫn để quyền tự do quyết ađịnh cho mọi người: chẳng phải theo chủ thuyết hay luật pháp nào, chỉ có dăm ba bộ số chi đường. Các số đó không chỉ số lựợng, mà chỉ những chân lý nền tảng. Sách Ðại đái lễ ký ghi: 1 trời, 2 đất, 3 người. Theo đó thì trời số lẻ, đất số chẵn, người tổng hợp cả hai chẵn lẻ. Chẵn lẻ rất quan trọng để chỉ hai đối cực, và vẫn đi đôi để chỉ sự Thái Hòa lưỡng nhất riêng biệt của Việt Nho. Bộ số quen được dùng hơn là 2, 3, 5 trong đó trời 3, người 5, đất vẫn số 2. Số có thể thay đổi nhưng chẵn lẻ thì y nguyên: lẻ nhỏ là trời, lẻ lớn là người. Mỗi khi gặp những tập hợp kỳ lạ thì nên tìm ý nghĩa chứ đừng lo đo đếm , thí dụ 18 đới Hùng vương, Bàn Cổ cai trị 18 ngàn năm. Chim Lạc Ðịch có 8 cánh 1 chân... thì phải tìm ra ý nghĩa, nhưng cũng không nên ép nghĩa vì cũng có trường hợp số chỉ xuất hiện như con dấu chỉ chân lý quan trong, hoặc như con dấu chủ quyền.

34.

Thế là chúng ta đã liếc nhìn về thời thái cổ tuy rất vắn tắt, nhưng tạm đủ tóm thâu được nét cốt yếu hơn hết trong thời uyên nguyên mà sau Nho gọi là thời Ðại Ðạo, Cái Ðại Ðạo ấy gọi là Ðường đi = the Way, là Ði = the Going hiểu là chỉ có làm, làm tự động, tự cừơng, làm đến chỗ cùng kỳ cực. Hầu không có lời. Cái có thể gọi la kinh điển cũng không có lời, không có chữ, nên gọi là "kinh vô tự" thí dụ Sách Ước Gậy Thần chỉ có vài biểu tượng, như hàm ý rằng chỉ cần vài ba dấu hướng dẫn rồi tự mình mình làm, thành ra việc làm toàn vâng theo những chỉ dẫn căn bản Tai họa vè sau là nói nhiều, càng ngày càng nhiều lời thêm, làm che mất Ðại Ðạo và trở nên thường nghiệm, nghĩa là làm theo những mệnh lệnh cấp tình cảm hay lý trí. Ðó gọi là vong thân, cũng gọi là vong bản, vong Ðại Ðạo, không đến được chỗ chí thiện. Ðường lên đến chí thiện phải trải qua Ý, Tình, Chí. Hầu hết con người khởi đầu bằng một thứ tình cẩm chưa được gạn lọc xuyên qua lý trí, chưa đáng gọi là tình, mới là cảm súc, nên đi vào nẻo Bái Vật (sùng mộ). Sau đó thày bấi vật thiếu nền mới đi hẳn sang lý trí đến độ duy trí: két quả là rơi vào thuyết nọ thuyết kia rất rậm lời, rậm ý, tệ hơn nữa là rơi vào ý hệ làm cho mù quáng, chẳng còn thấy cái chi ngoài ý hệ mình theo. Hiện nay nhân lọai đang trẩi qua giai đoạn khủng hoảng, tức là đang vỡ mộng (desillusion) để sửa soạn vào thời "du ư nghệ" mà triết lý an vi gọi là "sống như chơi". Ðó là con đường thường tình mà những dân văn minh trải qua, và thường trình bày thành bốn đợt: 1/'emotional. 2/ Metaphysique. 3/ desillusion. 4/ Esthetique. (Số 3 không cần, hoặc đã cho thì phải cho một nữa sau 1/. Bảng này về nội dung có thể gióng bảng của An Vi (1/Bái vật. 2/ Ý hệ. 3/ Tâm linh) miễn bỏ mục Vỡ mộng. Nên nhận xét rằng sở dĩ có Bái vật và Ý hệ là vì những nhu yếu không được đáp ứng. Ðâu có Nho là không có Bái vật về Ý hệ vì mọi nhu yếu thâm sâu đã được đáp ứng rồi.)

35.

Vậy khi về thăm quê mẹ ta không gặp thời Bái Vật hay Ý hệ, mà gặp liền giai đọan sống như chơi (esthetique). Ðúng ra thì cũng có những tác động lẻ tẻ thuộc bái vật kay ý hệ nhưng không đủ để làm nên một thời hay môi sinh. Ở đây là môi sinh an vi thanh thoát như được minh họa cách rực rỡ trong trống Ðông Sơn: nơi có cuộc sống tung tăng như cá nước, và nhởn nhơ như chim trời, phản chiếu đúng cái vũ tru quan không có trời đánh, thánh vật, mà chỉ có "Hóa nhi đa hí lộng" (Manitu của dân da đỏ, Leela bên Ấn đều cùng một gốc). Ðến lúc soát lại con đường đã đi thì quả là đúng Ðạo gồm đủ cả ba yếu tố là: Ý, Tình, Chí.

Ả] Ý: Ý thuộc Trí đi đầu, theo đúng thứ tự "trí, nhân, dũng": Trí đầu tiên. Vì khởi bằng Trí nên tránh được Bái vật. Chứng cớ là không có thần thoại, chỉ có nhân thoại, và trong tòan khối hầu không có thần quyền chuyên chế.

B] Tình: Thi thật là chí tình. Còn gi thâm thiết và mênh mông cho bằng tình mẹ. Thật là bao la như biển Thái Bình Dương, và trong thực tế cả Thái Bình Dương bát ngat đều là vương quốc của Mẹ, nên hết mọi con đều được hạnh phúc sống dưới bóng Mẹ hiền: không một ai phải vô sản, hay phải nô lẻ.

C] Chí: Chí đây là chí Nhân, chí tác, chí hánh của một nền nhân chủ oai nghi vô cùng đươc biểu lộ cấch huy hoàng không thể hơn được : "Hỗn mang chi sơ Vị phân thiên điạ,. Bàn cổ thủ xuất Thủy phán Âm dương." Thật là nhân chủ cùng cực: tự cường, tự lực đến trời đất cũng không kể tới. Thật không thể mở đầu nguồn gốc một nền Minh Triết hay hơn./.

<<

>>

Trên đây là thời thái sơ Ðại Ðạo. Hai chương III và IV sẼ cho thấy từ Ðại Ðạo trụt xuống nhân nghĩa như thế nào. Chương III do duy lý, chượng IV do phản động lại lý trí..Chương V cố nói đạo xưa bằng đường ý, tình, chí.